Có một số loại thực phẩm rất nguy hiểm với trẻ dưới 1 tuổi mà các bà mẹ nên biết.
Các thực phẩm là 'liều thuốc độc' với trẻ dưới 1 tuổi (Ảnh minh họa) |
Trẻ dưới 1 tuổi vẫn đang trong quá trình hình thành đầy đủ và hoàn thiện dần các chức năng của từng bộ phận trên cơ thể. Chính vì vậy, các mẹ cần chọn lọc những thực phẩm phù hợp với trẻ và nên tránh những loại thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển, thậm chí nguy hại đến tính mạng của trẻ.
Dưới đây là danh sách một số thực phẩm trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn mà các mẹ cần nắm rõ trong lòng bàn tay.
1. Muối
Vào thời điểm này, thận của trẻ chưa thích ứng được với lượng muối nhiều. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng quá 0,4g muối mỗi ngày. Đối với những bé bú mẹ thì không cần thiết phải thêm muối vào thức ăn vì trong sữa mẹ đã có đủ lượng muối cần thiết cho bé. Trong các thực phẩm tự nhiên như thịt cá, hoa quả, ngũ cốc, trứng… cũng đã có đủ lượng muối cần thiết của cơ thể bé.
Việc cho muối vào thức ăn của trẻ trong thời điểm này có thể gây ảnh hưởng đến thận cũng như sự phát triển não bộ của trẻ. Thận của bé chưa hoàn thiện về mặt chức năng, việc dùng muối có thể là gánh nặng cho thận, chưa kể thận chưa đủ khả năng xử lý được lượng muối lớn trong cơ thể, có thể gây ứ đọng muối dẫn đến cao huyết áp, phù thũng, rối loạn nhịp tim,… Ngoài ra, cũng có những bằng chứng cho thấy ăn nhiều muối trong giai đoạn ăn dặm sẽ gây tổn thương não bộ.
2. Đường
Các thực phẩm và thức uống có đường thường chứa nhiều chất ngọt nên hay làm sâu răng khi răng trẻ mới mọc. Chỉ nên thêm đường vào thực phẩm khi thực sự cần thiết. Trẻ dưới một tuổi tốt nhất không cho dùng các loại bánh ngọt, bích quy, kẹo, kem. Ngoài ra, cho trẻ ăn đường sẽ gây cho trẻ cảm giác ngang dạ, chán ăn, không thèm ăn khi vào bữa chính
3. Mật ong
Mật ong không chỉ là một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe mà còn được dùng để chữa nhiều loại bệnh. Tuy nhiên, với trẻ dưới 1 tuổi thì mật ong lại không phát huy được những tác dụng tuyệt vời ấy. Bởi vì, trong mật ong có chứa lượng đường rất lớn và chứa bào tử của Clostridium botulinum có thể gây ngộ độc, táo bón, hôn mê ở trẻ sơ sinh. Vì vậy, không nên cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng mật ong để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của trẻ.
Mật ong có chứa lượng đường rất lớn và chứa bào tử của Clostridium botulinum có thể gây ngộ độc, táo bón, hôn mê ở trẻ sơ sinh (Ảnh minh họa)
4. Dâu tây
Dâu tây cũng là một trong các thực phẩm trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn. Những trái dâu ngọt ngào, giàu vitamin là lựa chọn hoàn hảo cho thực đơn của mỗi gia đình, tuy nhiên đối với trẻ sơ sinh thì đây lại không phải là một sự lựa chọn thông minh. Dâu tây không chỉ chứa nhiều axit ảnh hưởng lớn đến dạ dày và ruột của bé mà còn có thể gây kích ứng như nổi rôm sảy.
5. Trứng sống
Trứng chứa nguồn protein, vitamin D và chất khoáng dồi dào, tuy nhiên trứng lại là món ăn rất dễ gây dị ứng cho trẻ. Không nên dùng trứng sống hay trứng chưa chín kỹ cho bé. Trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể cho ăn trứng nhưng mẹ phải đảm bảo trứng được luộc chín kỹ cho đến khi cả lòng trắng và lòng đỏ rắn lại.
Khi chế biến thức ăn cho trẻ dưới 1 tuổi, mẹ nên tách lòng trắng ra để riêng và chỉ cho bé yêu sử dụng lòng đỏ vì trong lòng trắng trứng có lượng protein khá cao có thể khiến bé bị dị ứng trong khi hệ miễn dịch và sức đề kháng của bé còn rất yếu.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể cho ăn trứng nhưng bạn phải đảm bảo trứng được luộc chín kỹ cho đến khi cả lòng trắng và lòng đỏ rắn lại (Ảnh minh họa)
6. Trái cây ép
Trong nước ép trái cây chứa nhiều đường và nhưng một khi cho con sử dụng dưới dạng nước ép thì một số chất dinh dưỡng đã bị mất so với việc dùng trái cây nguyên vẹn. Bé dưới 1 tuổi nếu uống quá nhiều nước ép hoa quả sẽ không hấp thu được đủ sữa mẹ, sữa bột, thức ăn dặm giàu dinh dưỡng có thể dẫn tới suy dinh dưỡng.
Bé sau 6 tháng tuổi có thể được thử dùng nước hoa quả trong bữa ăn của mình. Bắt đầu với một lượng nhỏ khoảng 28.35g/ngày. Khi bé lớn hơn một chút có thể cho bé uống 113.4g/ngày. Khi cho con dùng nước hoa quả, các mẹ cần nhớ nước hoa quả này được ép từ thực phẩm tươi ngon, sạch. Không nên cho trẻ uống nước hoa quả công nghiệp hoặc quá ngọt như sô đa.
7. Hải sản có vỏ
Các loại hải sản có vỏ như tôm, cua, sò, ốc… là thực phẩm rất dễ gây dị ứng, vì vậy các bác sỹ khuyên các mẹ không nên cho bé dưới 1 tuổi ăn hải sản. Trước khi cho bé ăn, các mẹ nên hỏi ý kiến bác sỹ cũng như tìm hiểu xem trong gia đình có ai bị dị ứng với hải sản không.
8. Thực phẩm nhiều chất xơ
Trẻ nhỏ thường phát triển rất nhanh do đó cần được cung cấp nhiều calo và các chất dinh dưỡng. Các loại đồ ăn giàu chất xơ như hoa quả và rau xanh thì tốt cho em bé. Tuy nhiên, đối với các sản phẩm quá nhiều chất xơ như bánh mỳ thì cần phải loại ra khỏi thực đơn của bé. Những loại thực phẩm này khiến bé no bụng quá nhanh, khiến bé chán những món khác và làm giảm hấp thu một số chất dinh dưỡng quan trọng như canxi và sắt.
9. Một số loại cá
Một số loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển hệ thần kinh của trẻ như cá thu to, cá mập, cá kiếm, cá ngừ. Có một số người cũng bị dị ứng với cá vì thế hãy xem trong gia đình có ai bị dị ứng với tôm, cua, cá không, nếu có hãy đợi đến khi bé được 2 tuổi mới cho bé ăn cá. Điều này sẽ giúp bé giảm nguy cơ bị dị ứng với đồ biển.
10. Pate gan động vật
Pate dan động vật cũng thuộc danh sách các thực phẩm trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn. Nên tránh cho trẻ dưới 1 tuổi ăn pate bởi pate gồm có cả pate thực vật, vì trong pate gan có chứa nhiều vi khuẩn Listeria dễ khiến bé bị ngộ độc đồng thời hàm lượng vitamin A quá cao cũng không tốt cho sự phát triển của bé.
11. Sữa bò
Mặc dù nhiều loại sữa công thức có nguồn gốc từ sữa bò, nhưng mej không nên dùng sữa bò là đồ uống cho bé dưới 1 tuổi. Vì sữa bò là thực phẩm có hàm lượng protein cao có thể khiến trẻ bị dị ứng đồng thời hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên khó có thể tiêu hóa được thực phẩm này gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu, đau bụng,…Bên cạnh đó, sữa bò quá ít kalo và vitamin nên không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của bé.
sữa bò là thực phẩm có hàm lượng protein cao có thể khiến trẻ bị dị ứng (Ảnh minh họa)
12. Một số loại phômai
Các mẹ không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng phômai mềm, bởi trẻ sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria rất cao. Tuy nhiên, các mẹ có thể thay thế phômai mềm bằng phômai cứng và kem phômai, vừa an toàn với trẻ, lại vừa là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời.
13. Nho hay thực phẩm cứng
Các loại hạt, bỏng ngô, nho cả quả, rau củ sống, nho khô, bánh kẹo, hoa quả khô, các loại hạt nhỏ nhưng cứng thì nên tránh cho bé ăn bởi chúng là nguy cơ gây nghẹt thở hàng đầu ở bé. Các mẹ nên cắt thật nhỏ và nấu thức ăn cho bé tới khi chín mềm mới được cho bé ăn.
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Phụ nữ muốn hưởng phúc nên chọn chồng có 4 tiêu chí vàng cổ nhân truyền lại, đảm bảo cuộc sống luôn viên mãn
- Bí quyết '5 chữ' dạy 3 con gái thành CEO và giáo sư đại học nổi tiếng thế giới
- Tâm sự riêng tư của phụ nữ: Một người phụ nữ trong đời có bao nhiêu đàn ông là vừa đủ?
- 4 điều về già tuyệt đối không nói với con nhất là chuyện tài sản
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?