Đang sửa quạt điện ngoài chợ, nghe tin được Bộ trưởng Quốc phòng đặc cách vào trường Tăng thiết giáp, Thuận ngỡ mình đang mơ.
Thuận và bố mẹ đều bất ngờ và vui sướng đến phát khóc khi nghe tin được vào học Trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp. (Ảnh: Hoàng Long) |
Trở về sau hành trình đạp xe 300 km từ Nghệ An ra Hà Nội dự thi đại học, ngôi nhà nhỏ của Ngô Văn Thuận (ở xã Nhân Thành, Yên Thành) luôn tấp nập người quen, họ hàng. Thỉnh thoảng lại có người từ Hà Nội, Sài Gòn tìm đến hỏi thăm tình hình, những người hàng xóm cũng bàn tán xôn xao về nghị lực phi thường Thuận.
Tuy nhiên, thấy mình làm bài không thật tốt và khó đậu vào trường Sĩ quan Lục quân nên Thuận bắt xe vào TP. Vinh tìm việc làm. Ít hôm sau, cậu lại về quê vừa giúp đỡ bố mẹ vừa chờ đợi điểm thi và làm thêm nghề sửa chữa điện dân dụng.
Khi nhận giấy báo, biết mình được 14 điểm kể cả điểm ưu tiên khu vực, Thuận khá buồn và lao vào công việc sửa chữa quạt điện, lò thổi ở chợ với quyết tâm tiết kiệm tiền ôn thi đại học và chờ cơ hội năm sau.
Chiều 29/8, đang làm việc ngoài chợ, Thuận nghe thông tin mình được đặc cách vào Trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp từ các cán bộ huyện đội Yên Thành.
"Nhận tin xong em cứ ngỡ là mình đang mơ, chạy một mạch về nhà khoe với cha mẹ. Cả nhà ôm nhau khóc vì vui sướng. Không ngờ người như em lại được các bác ở Bộ Quốc phòng quan tâm và đặc cách", Thuận kể lại, mắt rơm rớm.
Nghe tin con được vào học trường quân đội, không phải mất học phí cũng không phải lo chuyện xin việc sau này, ông Ngô Văn Quý và bà Ngô Thị Tuệ cứ mừng mừng, tủi tủi. Mừng vì con mình được vào đại học, lại trở thành chiến sĩ quân đội, tủi vì gia đình quá nghèo, không lo được cho con tấm vé xe đi Hà Nội, phải đạp xe đạp nên mới được đặc cách.
"Được như thế đã là quá tốt rồi, gia đình chúng tôi không dám mong gì hơn. Chỉ hy vọng cháu sẽ học tập và rèn luyện thật tốt để làm người có ích, không phụ công của mọi người", bà Tuệ tâm sự.
Thuận xếp lại đống sách vở cũ và háo hức chờ đợi ngày nhập trường. Ảnh: Hoàng Long.
Vừa xếp lại đống sách vở cũ, tân sinh viên Tăng - Thiết giáp Ngô Văn Thuận cho biết, những ngày tới vẫn đi sửa đồ điện tử để kiếm tiền và chờ đợi ngày nhập học.
"Lúc này em rất háo hức và hồi hộp. Em sẽ nỗ lực học tập, phấn đấu và rèn luyện để trở thành chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam, không phụ lòng tin yêu và mong mỏi của mọi người", Thuận nói.
Trong kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ vừa qua, Ngô Văn Thuận khiến nhiều người xúc động bởi hành trình đạp xe 300 km từ Nghệ An ra Hà Nội dự thi. Thuận chỉ được 14 điểm, không đủ vào trường Sĩ quan Lục quân. Ngày 29/8, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh ký quyết định tuyển bổ sung Ngô Văn Thuận vào học ở trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp.
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển Đại học năm 2025
- 5 năm tới ngành nào hot: Lương lên tới 3,4 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học?
- 5 ngành học hot nhất hiện nay! Cơ hội việc làm rộng mở, lương 100 triệu đồng/tháng trong tầm tay
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành