Từ Nghệ An, thí sinh Ngô Văn Thuận đạp xe đạp 300 km để ra Hà Nội dự thi trường Sĩ quan lục quân 1. Suốt quãng đường, em chỉ uống nước mà không ăn, vì trong túi chỉ có 30.000 đồng.
Ngô Văn Thuận tìm việc ở chợ Vinh - (Ảnh: V.TOÀN) |
Chiều 7/7, tôi tìm gặp Ngô Văn Thuận trước cổng chợ Vinh, TP. Vinh (Nghệ An). Khi ấy Thuận đang tay xách bọc nilông đựng sách vở, vai mang túi quần áo tìm cơ sở sửa chữa điện lạnh để làm thêm.
Thật không thể ngờ bởi Thuận đi xe đạp 300km ra thi đại học tại điểm thi Trường THPT Hai Bà Trưng, huyện Thạch Thất (Hà Nội) mới về quê được một hôm mà giờ đã vào chợ Vinh tìm việc làm. Thuận bảo: “Thi xong tôi phải vào đây tìm việc ngay chứ ở quê không có việc buồn tủi lắm”.
Chuyện Thuận đạp xe từ xóm 8, xã Xuân Thành, huyện Yên Thành (Nghệ An) ra Hà Nội dự thi bắt đầu từ gia cảnh của một học sinh nghèo đến mức nhà cũng có xe đạp nhưng bị hư nên Thuận phải mượn xe của bạn để đi.
Thuận kể: “Cha mẹ cũng đã vay mượn tiền cho tôi ra Hà Nội thi nhưng nghĩ đồng tiền vay nóng sẽ làm cha mẹ khổ nên tôi mượn xe đạp của bạn. Mượn xong, tôi sợ cha mẹ không cho đi nên phải giấu mặc dù từ nhỏ tới nay tôi chưa đi ra khỏi làng nhưng nghĩ cứ đi rồi sẽ đến. Tôi bắt đầu khởi hành lúc 13h ngày 29/6. Phải đi trước bốn ngày vì sợ đi 2-3 ngày mới tới. Hành trang chỉ có cái bút, bộ quần áo và 30.000 đồng”.
Đêm ấy, đi tầm 40km, Thuận lại xuống vừa dắt xe đi bộ vừa nghỉ. Do không biết đường nên khi gặp đường rẽ, Thuận gọi tổng đài Bưu điện Nghệ An để được hướng dẫn rồi đi tiếp. 24h mệt rũ người, Thuận tạt vào Bệnh viện Hữu Lực của TP. Thanh Hóa nghỉ chân khoảng một giờ nhưng “chỉ ngồi chứ không dám nằm, sợ nằm ngủ kẻ xấu lấy mất xe”.
9h30 ngày hôm sau khi ra đến huyện Thạch Thất, Thuận vào quán ven đường xin nước uống. Tình cờ Thuận gặp một người tốt bụng hỏi han. Đó là đại úy Nguyễn Quốc Khánh, Công an huyện Thạch Thất. Biết chuyện một thí sinh từ Nghệ An đạp xe 300km chỉ uống chứ không có gì để ăn, đại úy Khánh xem giấy tờ tùy thân rồi chở Thuận gặp một số cán bộ Huyện ủy Thạch Thất. Cuối cùng Thuận được gia đình ông Ánh cưu mang việc ăn ở và chở đi thi.
“Vì sao Thuận không thi ở cụm thi Vinh mà phải ra Hà Nội?” - tôi hỏi. Thuận nói: “Tôi chọn Trường Sĩ quan lục quân 1 để thi vì nếu được vào trường này, cha mẹ tôi sẽ đỡ một gánh nặng. Bởi cha mẹ làm nghề nông từ khi sinh tôi rồi nuôi tôi ăn học suốt 12 năm trời trong ngôi nhà sụm”. Nói đến đó, Thuận rưng rưng ánh mắt. Tôi hướng câu chuyện sang bài thi của Thuận. Thuận bảo: “Khi đọc xong đề, tôi xác định có thể đạt 8 điểm. Tôi đã làm hết khả năng của mình nhưng thú thật khi làm bài đầu óc tôi khó tập trung đến tối đa vì người quá mệt mỏi. Tôi nghĩ nếu trượt cuộc thi này tôi sẽ đi làm thêm ở chợ Vinh, chờ cơ hội vào Nam thi vào một trường dạy nghề nào đó”.
Trước khi gặp Thuận, thầy Nguyễn Trọng Mậu - chủ nhiệm ba năm học cuối cấp của Thuận - cho biết: “Thuận là học sinh khá giỏi thuộc lớp chọn của Trường THPT Yên Thành 2, nhất là môn toán, lý. Thuận còn là cán bộ của lớp, hiền lành đến ít nói nhưng sống giàu nghị lực. Không ai nghĩ một học sinh như thế lại cả gan đạp xe 300km để thi vào đại học như Thuận”.
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển Đại học năm 2025
- 5 năm tới ngành nào hot: Lương lên tới 3,4 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học?
- 5 ngành học hot nhất hiện nay! Cơ hội việc làm rộng mở, lương 100 triệu đồng/tháng trong tầm tay
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành