Từ năm 2010, khi không được giao trông coi và nộp định mức tại Đền Mẫu, ông Bùi Văn Túc - Trưởng tộc họ Bùi ở thôn Lão Ngoại (xã Phú Lão, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình).
|
Cùng 47 người trong họ Bùi đã làm đơn khiếu nại đến hàng chục cơ quan chức năng kiện đòi sở hữu Đền Mẫu Âu Cơ tọa lạc tại thôn Lão Ngoại.
Đền là của chung hay của riêng?
Để chứng minh Đền Mẫu Âu Cơ là của dòng họ Bùi, ông Bùi Văn Túc đã đưa ra các văn bản: Sự tích lập Đền Thượng thôn Lão Ngoại, gia phả họ Bùi, 10 sắc phong trong thời phong kiến, văn khế...
Dòng tộc họ Bùi sinh sống ở thôn Lão Ngoại, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình đến nay được 14 đời, có trên 50 hộ gia đình, trên 250 khẩu. Ông Bùi Văn Túc là đời thứ 14 của họ Bùi.
Theo bản sự tích lập đền Thượng do ông Túc cung cấp (văn bản bằng chữ Hán do Viện Nghiên cứu Hán Nôm dịch và thẩm định ngày 7/9/2010) thì lúc đầu Đền Mẫu chính là Điện Thượng hay Đền Thượng, do một ông lão trong họ Bùi lập nên để thờ con rồng.
Mấy chục năm sau, điện được trở thành Đền Mẫu vì thờ Quốc mẫu vua Bà Đại vương.
Đền Mẫu theo bản sự tích kể trên còn thờ 7 vị thần gồm: Quốc mẫu vua Bà Đại vương, Thánh cả Tản Viên Đại vương, Vua Ả đại vương, Vua Cun Đại vương, Vua Hai đại vương, Vua Út đại vương, Vua Báu Đại vương.
Trước đây, đền này chỉ có dòng tộc họ Bùi và dân trong thôn Lão Ngoại đến cúng lễ. Đến năm 1996, bắt đầu có khách thập phương về chiêm bái. Ngoài các hiện vật, cổ vật, di vật, đồ thờ tự trong điện, hiện ông Túc còn giữ được bản gốc 10 đạo sắc phong của các vị vua thời phong kiến phong tặng cho các vị thánh được thờ tại đền Thượng.
Trưởng họ Bùi Văn Túc và cuốn gia phả dòng họ
Bản sự tích Đền Thượng (điện Thượng) cũng hướng dẫn con cháu họ Bùi thực hiện các nghi lễ, cách thức thờ cúng, nhang đèn trên điện Thượng, quy tắc rất nghiêm cẩn, người ngoài họ Bùi phải ở lâu năm trong thôn mới được vào điện.
Bản sự tích đền Thượng cũng dặn dò: “Cứ 3 năm hoặc khi đền hư hỏng thì phải sửa chữa lại, có 3 mẫu ruộng ở khu Rộc Rét Hang Mái cho anh em họ trồng cấy lấy hoa lợi dùng vào việc cúng lễ điện, một năm có 3 kỳ tế lễ, có nghi thức tế lễ riêng cho đền Mẫu”
Trong nhiều năm liền, ông Túc làm thủ từ của Đền Mẫu. Năm 2002, UBND xã có chủ trương khoán thầu các điểm đền động, gia đình ông Túc đồng ý nhận thầu khoán như những người dân trong xã. Từ năm 2004-2009, UBND xã đã ký hợp đồng với ông Túc về việc tiếp nhận tiền công đức và trực tiếp làm thủ từ tại đền Mẫu theo hình thức thầu hợp đồng trách nhiệm trông coi và có định mức thu nộp hàng năm.
Ông Túc đã nộp đầy đủ số tiền xã quy định gồm: năm 2004 là 50 triệu đồng, năm 2005 là 100 triệu đồng, năm 2006 là 200 triệu đồng, năm 2007, 2008 và 2009 là 300 triệu đồng. Trong nhiều năm ròng, ông Túc đã làm đơn xin xây lại đền Mẫu, huy động, quyên góp tiền để xây lại đền thành 3 gian nhà bê tông như hiện nay, tôn tạo, tu sửa lại lầu quan Ngũ hổ, xây cổng tam quan đền và lầu cô cậu.
Từ khi không được giao trông coi và nộp định mức tại Đền Mẫu, năm 2010, ông Túc đã có đơn khiếu nại về việc trả lại đền cho dòng họ Bùi quản lý, trông coi. Giữa năm 2010, xã có quyết định trả lời khiếu nại, tố cáo của ông Túc cho rằng Đền Mẫu ở thôn Lão Ngoại không phải là riêng của dòng họ Bùi và càng không phải riêng của nhà ông Túc lập ra để thờ phụng.
Xã cho rằng bản sự tích do Viện Hán Nôm dịch ngày 24/2/2004 viết 10 đạo sắc phong của các triều vua cho phép xã Nhượng Lão được thờ phụng như cũ, nghĩa là Đền Mẫu là do nhân dân xã Nhượng Lão (nay là xã Phú Lão) tạo dựng, chứ không phải dòng họ Bùi và gia đình ông Túc lập ra.
Tháng 5/2010, ông Túc được xã thông báo bằng miệng cho nghỉ mọi công việc ở đền. Hành trình đi kiện bắt đầu.
Huyện kết luận là của chung
Suốt 5 năm trời ông Túc và gần 50 người trong dòng họ Bùi ròng rã đi kiện. Ngày 2/4/2014, UBND huyện đã có báo cáo về kết quả xem xét, giải quyết đơn đề nghị của ông Túc và những người họ Bùi. Theo đó, Đền Mẫu nằm trong Khu Di tích danh lam, thắng cảnh quần thể hang động khu vực chùa Tiên trước đây do xã quản lý; từ năm 2012 do Ban Quản lý các khu di tích huyện quản lý.
Tại văn khế lập ngày 22 tháng 4 năm Khải Định thứ 8 (1923) do Viện Hán Nôm dịch ngày 25/6/2010 do ông Túc cung cấp có nội dung: “Các bậc hương mục kỳ lão ở giáp Ngoại, xã Nhượng Lão, tổng An Nghĩa, châu Lạc Thủy, tỉnh Hà Nam làm việc lập giấy cam kết.
Chiếc hòm cổ bằng đồng nặng 120 kg đựng 10 sắc phong
Duyên do trong giáp có làm việc tu bổ lại một bộ long ngai, kiệu rồng tốn phí rất nhiều nhưng còn thiếu tiền, rất khó để quân bổ công thợ sơn. Bản giáp có ông Bùi Văn Tửu đã bỏ ra 20 đồng bạc. Nay mọi người trong giáp đều đồng tình liên danh ký kết cho phép người ấy được miễn trừ các hạng phu phen tạp dịch cả đời và được tôn bầu làm Sắc mục khi giáp có việc hội họp cầu đảo thì được theo hàng các kinh kỳ trong làng. Nếu sau này không cho phép người nào được sinh tính lý khác. Nay lập giấy”.
Bản văn khế có 19 người dân trong xã cùng ký tên, điểm chỉ trong đó có 10 người thuộc dòng họ Bùi, còn lại là của 6 dòng họ khác và có 5 vị chức sắc cai quản địa phận thời đó ký tên. Trong 10 đạo sắc phong có 5 đạo sắc phong cho Thánh Tản Viên Sơn vào các năm 1853, 1880, 1887, 1909, 1924, “các đời vua cho phép nhân dân xã Nhượng Lão được thờ các vị thần và nhân dân xã Nhượng Lão là người xây dựng và được ra sửa chữa, tu bổ”.
5 đạo sắc phong còn lại phong cho Đại Càn Quốc gia Nam Hải tứ vị Thánh Nương cũng vào các năm 1853, 1880, 1887, 1909, 1924, các sắc chỉ ban cho xã Nhượng Lão được thờ phụng.
Từ đó, UBND huyện cho rằng: “Các bản sắc phong không có bản sắc phong nào đề cập đến dòng họ Bùi cũng như việc giao cho dòng họ Bùi trông coi đền Mẫu.
Tại văn khế nêu trên, đại diện các dòng họ trong xã cùng cam kết với nhau bầu ông Bùi Văn Tửu làm sắc mục và suy tôn theo hàng kỳ mục chứ không thừa nhận Đền Mẫu là của ông Tửu. Điều đó cho thấy Đền Mẫu được lập, tu sửa, mua sắm đồ thờ tự là sự tự nguyện đóng góp chung của nhân dân xã, chứ không phải của dòng họ Bùi hay của ông Túc”.
UBND huyện cũng hướng dẫn ông Túc thực hiện quyền khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án nhưng ông Túc không khởi kiện, mà tiếp tục có đơn gửi các cơ quan chức năng yêu cầu cho dòng họ Bùi cùng kết hợp tham gia quản lý Đền Mẫu và được hưởng một phần kinh phí từ nguồn thu tại Đền Mẫu, tạo điều kiện cho dòng họ ông được duy trì các lễ cúng tại Đền vào các ngày tuần tiết, hàng tháng, hàng năm./.
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?