Kể từ khi xảy ra vụ án của tử tù Nguyễn Văn Chưởng, vẫn còn nhiều uẩn khúc chưa được hóa giải và gia đình vẫn đang có nhiều đơn kêu oan đề nghị xem xét lại bản án...
Đơn kêu cứu cho Nguyễn Văn Chưởng. |
Tại phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, mặc dù đã bị cách ly trong suốt quá trình điều tra cũng như tại phiên tòa nhưng Chưởng, Đoàn khai phù hợp với nhau: Chiều 14/7 Chưởng rủ Trường về Hải Dương bằng xe máy của Đoàn. Khoảng hơn 19h về đến ngã ba làng gặp Đoàn đợi lấy xe nhưng vì muộn Đoàn không lấy xe nữa. Tối Chưởng và Trường đi chơi có vào nhà Tuất ăn dưa, ra sân xem thiếu nhi tập, trêu My, gặp Chung… Đêm đó Trường ngủ với nội dung như trên phù hợp với lời khai của anh Tuất tại cơ quan điều tra (bút lục 619, 621, 622) và lời khai tại phiên tòa.
Việc Chưởng, Đoàn khai đêm đó Trường ngủ cùng Đoàn tại Hải Dương phù hợp với lời khai của bà Bích tại bút lục 626 ngày 11/8/2007: “Khoảng 22h, Chưởng và Trường đi chơi về xem ti vi một lúc thì Đoàn về. Đoàn và Trường ngủ một buồng… Đặc biệt, lời khai của Chưởng tại phiên tòa về tình tiết Chưởng ra sân thiếu nhi chơi, trêu My, gặp nhân chứng Chung phù hợp với đơn xin xác nhận (do gia đình bị cáo Chưởng cung cấp cho tòa phúc thẩm) viết trước đó của anh Chung. Tuy nhiên, hôm xử phúc thẩm, có mặt tại tòa nhưng nhân chứng chung cũng không được xét hỏi, làm rõ.
Cũng theo Văn phòng Luật sư Tân Long, các tài liệu cơ quan điều tra thu thập trong hồ sơ vụ án chưa đầy đủ, một số nhân chứng quan trọng không được triệu tập đến tòa để xét hỏi như Trịnh Xuân Trường nên không làm rõ mâu thuẫn trong lời khai của Trường về việc tối 14/7 ngủ với ai, ở đâu? Không xét hỏi để xác minh được lời khai của nhân chứng Tuất. Không xem xét đến các tài liệu do gia đình bị cáo các cung cấp xác phúc thẩm, đại diện VKS đã không trả lời được. Như thế việc kết luận tối 14/7/2007 Chưởng tham gia giết người tại Hải Phòng là không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án.
Cỏ kẻ “giết người giấu mặt”?
Văn phòng Luật sư Hà Đăng, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cũng gửi kiến nghị lên Chánh án TANDTC và Viện trưởng VKSNDTC đề nghị làm rõ những uẩn khúc của vụ án. Theo luật sư Hà Đăng, nếu bị cáo Chưởng có mặt tại hiện trường thì bị cáo Chưởng cũng không phải là người tham gia trực tiếp đánh nạn nhân, bởi theo các lời khai nhận tội của 3 bị cáo Đỗ Văn Hoàng, Vũ Toàn Trung và Nguyễn Văn Chưởng thì cả 3 bị cáo đều khẳng định bị cáo Chưởng là người điều khiển xe máy chở Trung và Hoàng trong suốt thời gian từ khi chưa gặp nạn nhân, đến khi gặp nạn nhân trước cửa nhà máy thép Đình Vũ thì bị cáo Chưởng vẫn là người ngồi trên xe máy, cũng như khi cả 3 người bỏ chạy thì bị cáo Chưởng vẫn là người điều khiển xe máy chở Hoàng và Trung.
Tại hiện trường cửa nhà máy thép Đình Vũ, nhân chứng trực tiếp là các bảo vệ đều khẳng định người ngồi trên xe máy không tham gia đánh nạn nhân. Cụ thể, anh Nguyễn Văn Phước khai tại bút lục 525, 526, 529… đều khẳng định một người ngồi trên xe máy, hai người cầm vật sáng đuổi theo chém một người chạy trước. Đây là nhân chứng trực tiếp và đuổi chém thiếu tá Sinh, còn người điều khiển xe máy ngồi trên xe (bị cáo Chưởng) không tham gia.
Nguyễn Lan Phương (ngu của bị cáo Vũ Toàn Trung) nhân chứng được bị cáo Trung kể cho nghe về vụ án trên khai tại bút lục 468, 488 cũng khẳng định: “Trung nói rằng, anh và Hoàng dùng dao chém nó”. Tại bút lục 374, bị cáo Trung cũng xác nhận kể cho Phương nghe sự việc Trung và Hoàng chém người như lời khai của Phương.
Về chi tiết, Văn phòng luật sư Việt Thành, Đoàn luật sư Hà Nội chỉ ra rằng, toàn bộ lời khai của Vũ Toàn Trung, Nguyễn Lan Phương được cơ quan điều tra lấy làm căn cứ để kết tội Nguyễn Văn Chưởng, nhưng trong các lời khai của Trung và Phương (người yêu Trung) rất mâu thuẫn với nhau thể hiện ở các bút lục 385, 389, 501, 491, 488, 486…
Trong đơn kiến nghị, luật sư Hà Đăng chỉ ra dấu vết trên áo và thi thể nạn nhân khẳng định nạn nhân không chỉ bị tấn công tác động tại hiện trường mà một số dấu vết thể hiện trước đó đã có sự kiện xảy ra. Cụ thể, tại bản giám định pháp y số 17878/C21/P7 Viện Khoa học hình sự kết luận trên cơ thể nạn nhân Nguyễn Văn Sinh có các loại thương tích sau: Các vết hằn xây xát da màu đỏ nâu vùng lưng do vật cứng có cạnh dài tiếp tục hẹp gây ra. Tổn thương bầm tụ máu vùng thắt lưng hai bên do vật tày gây nên…
Trên thực tế, hung khí là dao, kiếm tạo nên thương tích cho anh Sinh tại hiện trường không có hung khí nào là vật tày. Hành vi đuổi đánh, chém đằng sau không thể tạo ra những thương tích trên. Đồng thời vật chứng thu được là áo cảnh sát của anh Nguyễn Văn Sinh có vết rách dài bên thân trái, nhưng trong cơ thể nạn nhân không có dấu vết thương tích nào phù hợp với vết rách này.
Như vậy, trước khi nạn nhân bị tấn công bằng dao kiếm là vật sắc nhọn tại cổng nhà máy thép Đình Vũ thì nạn nhân đã có sự xô xát trước đó, bị tấn công trước đó tạo nện những thương tích, dấu vết mà không phải do các hung khí mà các bị cáo sử dụng tại hiện trường. Những dấu vết liên quan đến vụ án này hoàn toàn không được cơ quan điều tra xác minh làm rõ. Đồng thời, thời gian sinh hoạt của nạn nhân trước khi xảy ra việc xô xát tại cổng nhà máy thép Đình Vũ cũng không được xác minh ở đâu, làm gì, tiếp xúc với ai để tạo nên thương tích làm căn cứ xác định nguyên nhân vụ án.
Bản kiến nghị thống thiết
Trong đơn kiến nghị gửi Chủ tịch về vụ án của nguyễn Văn Chưởng, 5 văn phòng luật sư bao gồm Văn phòng luật sư Đức Quang, Văn phòng luật sư Bách Sự Thuận, Văn phòng luật sư Việt Thành, Văn phòng luật sư Hà Đăng (cùng thuộc Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) và Văn phòng luật sư Chu Văn Chiến, Đoàn luật sư tỉnh Hải Dương đã kiến nghị: “trong quá trình bào chữa cho bị can, bị cáo Nguyễn Văn Chưởng, chúng tôi thấy cơ quan điều tra đã vi phạm tố tụng rất nghiêm trọng, hết ép cung, mớm cung đến sử dụng nhục hình để tạo chứng cứ ghép tội. Việc mớm cung và nhục hình được tiến hành với cả bị can vô tội thì để ngoài hồ sơ. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử thì vai trò của kiểm soát mờ nhạt. Tòa án các cấp xét xử đều xem xét, đánh giá chứng cứ không được đối chất tại tòa, không quan tâm đến lời bào chữa của các luật sư và sự kêu oan thảm thiết của bị cáo và thân nhân các bị cáo”.
Theo bản kiến nghị của 5 văn phòng luật này thì án tại hồ sơ và vụ án đã qua 3 cấp xét xử không thể nói là kết luận oan ngay được. Để kết luận được án có oan hay không thì cần phải xem xét lại quá trình tố tụng vụ án một cách công tâm, đầy trách nhiêm và tốn kém công sức, tiền bạc của Nhà Nước. Tuy nhiên, để cứu một người khỏi phải tử hình oan, củng cố lòng tin của nhân dân với Đảng và Nhà Nước và góp phần củng cố và nâng cao năng lực, trách nhiệm của các cơ quan tự pháp theo tinh thần cải cách tư pháp hiện nay thì dù tốn kém công sức, tiền bạc, cũng nên làm.
“Chúng tôi là những luật sư có lương tâm và trách nhiệm, trong quá trình bào chữa cho bị cáo chúng tôi đã có nhiều kiến nghị nhưng các cơ quan tiến hành tố tụng đều làm ngơ. Nay công việc bào chữa của chúng tôi cơ bản cũng đã xong, nhưng xem lại tổng thể quá trình điều tra, truy tố và xét xử vụ án, nhất là khi đọc lại dòng chữ Chưởng thêu trên áo khi ở trong trại và qua bức thư của bị cáo Hoàng viết gửi cho Chưởng, chúng tôi vô cùng băn khoăn với việc điều tra, truy tố,và xét xử đối với vụ án này. Phải chăng kẻ giết người thật đang còn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật?”
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Cẩn trọng với dịch vụ đọc trộm tin nhắn trên mạng xã hội: Chiêu trò lừa đảo mới, đã có nạn nhân mất hàng trăm triệu đồng
- Những trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất theo quy định mới nhất, ai cũng nên nắm rõ
- 5 trường hợp vượt đèn đỏ không bị CSGT xử phạt
- Từ 2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm thì phải làm sao để được lái xe tiếp tục?
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%
- Chân dung Tổng Giám đốc 8x đầu tiên của Google Việt Nam, là nữ tướng của loạt doanh nghiệp lớn