Lâu nay ở VN hay có hiện tượng đám đông ùa vào tán thưởng khi có một người nước ngoài nào đó viết 'tâm thư' bình luận, phê phán yếu kém, thói hư tật xấu của người Việt.
Bức 'tâm thư' gửi người Việt có tên: 'Việt Nam – Nhà giàu và những đứa con chưa ngoan' đang gây tranh cãi trên mạng xã hội (Ảnh minh họa) |
Mấy ngày nay, bức "tâm thư" gửi người Việt có tên: "Việt Nam – Nhà giàu và những đứa con chưa ngoan" đang gây tranh cãi trên mạng xã hội. Bài viết này mở đầu bằng việc ca ngợi đất nước và con người Nhật Bản hết lời. Qua đó, tác giả chê bai những yếu kém, thói xấu của người Việt, như tự hào về rừng vàng biển bạc nhưng vẫn nghèo, hay ghen ăn tức ở...
Rất nhiều người Việt vào tán dương ý kiến của du học sinh Nhật Bản và quay mũi dùi vào chỉ trích những thói xấu của người Việt, hài lòng trước mấy nhận xét chung chung của tác giả này.
Và qua cuộc tranh luận này, ta lại thấy thêm một tính xấu của người Việt nữa là tâm lý đám đông: Cứ nhìn thấy nhận xét của người nước ngoài, của người Nhật (nước mà Việt Nam rất hâm mộ) là liền gật gù "nói chuẩn quá".
Bản thân tôi cũng rất hâm mộ người Nhật. Và thực ra thì cậu sinh viên này nói chẳng sai từ nào cả. Nhưng, có một điều lạ là sao cùng là "góp ý" cho Việt Nam, mà bức ảnh dây điện chẳng chịt của Bill Gates lại "ăn gạch" nhiều vậy? Trong khi, nếu so về tuổi đời, tài năng, tầm ảnh hưởng ... thì Bill Gates đáng lẽ phải được chào đón hơn?
Bài viết của sinh viên người Nhật này thực ra cũng chỉ tổng hợp những gì báo Việt nói thường xuyên và không có gì mới, nhưng lại được chào đón? Và, nếu nhận xét kỹ hơn, thì cậu ấy mới chỉ nêu ra được "thực trạng", chứ cũng chẳng thể nêu phần "giải pháp".
Đây cũng là kiểu chung của Việt Nam mình, chỉ nêu thực trạng ra rồi để đấy.
Bài viết sẽ được chia sẻ, bình luận, dậy sóng trong vài ngày, rồi sẽ chìm vào quên lãng. Rồi cái thực trạng được nêu ra sẽ đâu lại hoàn đó, còn lâu mới được thay đổi.
Bao nhiêu người trong số các bạn bình luận "đúng quá", "chuẩn quá", sau khi đọc bài này sẽ tìm hiểu tiếp xem người Nhật làm thế nào để có ý thức như vậy mà học hỏi. Hay chỉ bình luận xong, ra đường đi vẫn lấn làn, làm sai vẫn ngại xin lỗi, rồi lại biện hộ "mọi người đều thế"? Và rồi mọi chuyện lại thành ném đá ao bèo.
Vậy thì, sau khi bình luận "đúng quá", tôi nghĩ là nên hỏi tiếp: Làm thế nào mà người Nhật lại được như vậy? Đó mới là điều cần làm, thay vì chỉ ngồi tán đồng và gật gù.
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Con gái MC Quyền Linh trả lời nghi vấn thẩm mỹ ở tuổi 16
- Cô gái chi hơn 4 tỷ cho 25 cuộc phẫu thuật thẩm mỹ tiết lộ những bức ảnh chưa chỉnh sửa trong quá khứ, lột xác đến ngỡ ngàng
- Tìm kiếm nhiều khách hàng, công ty truyền thông Jun88 tuyển dụng nhân viên SEO
- Bán nhà, cõng mẹ bị liệt đi du lịch khắp đất nước
- Ông là đại gia đầu tiên ở Hà Nội sắm ô tô, bất động sản trải dài từ Bắc đến Nam, từng lập ra bản di chúc gây chấn động
- Từ 1/7/2025: Có 6 trường hợp được phép lựa chọn hưởng lương hưu hoặc BHXH một lần, ai không biết quá thiệt thòi
- Hoa hậu từng bị miệt thị nhan sắc như 'cá chùi kiếng': Dung mạo thay đổi, cuộc sống đáng ngưỡng mộ
- Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về Việt Nam: Diện áo dài nền nã, nhan sắc qua camera thường cực đỉnh
- Cây gỗ 50 tỷ đồng nhiều người dùng để nhóm lửa vì không biết giá trị
- Cái tên được đặt nhiều nhất Việt Nam: Khoảng 5 triệu người trùng tên, cứ ra đường là hầu như có thể gặp
- Tăng lương hưu lần 3 khi Luật BHXH có hiệu lực? Đối tượng nào sẽ được tăng lương hưu?
- Khởi tố, bắt giam ca sĩ Chi Dân và người mẫu Andrea Aybar