VPF ra đời có tham vọng những mùa giải sau sẽ tăng lên 18 hoặc 20 đội như các giải vô địch châu Âu nhưng khả năng này khó thành hiện thực.
V-League tiêu tiền rất nhiều nhưng bốn bề khán đài lại thường rất lạnh. (Ảnh: Xuân Huy) |
Tình hình kinh tế suy thoái đã ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt đời sống xã hội và cuộc chơi bóng đá đang bị tác động nặng nề. Nguy cơ các nhà tài trợ bỏ bóng đá ngày càng hiện hữu, rõ nhất là tình trạng nợ lương, thưởng cầu thủ hay bi đát hơn như CLB TP.HCM chỉ còn đủ ngày hai bữa cơm.
Trong cuộc chiến bản quyền truyền hình, các ông bầu của VPF lập luận rằng LĐBĐ VN bán bản quyền cho AVG trong vòng 20 năm với cái giá 6 tỉ đồng mỗi năm rẻ mạt, bởi tương lai bóng đá Việt Nam sẽ tăng lên 18-20 đội thì khoản chia này là rất nhỏ. Khi giành lại thương quyền truyền hình, VPF đã lập ra một hội đồng bảo trợ bóng đá Việt Nam và công bố thu vào ban đầu số tiền là 70 tỉ đồng. Thực chất đấy chỉ là chi phí quảng cáo của một số doanh nghiệp của chính các ông bầu hoặc từ các mối quan hệ của họ. Nó giống như việc trao đổi sóng quảng cáo truyền hình nằm trong chi phí quảng cáo cho phép của một doanh nghiệp theo kiểu lấy thịt nó rán nó chứ không phản ánh V-League ăn nên làm ra.
Ngược lại, bóng đá Việt Nam đang xì hơi từ cuộc khủng hoảng kinh tế sau một thời gian dài quả bong bóng giá cầu thủ lẫn những khoản lót tay, tiền lương, thưởng bị đội lên rất cao. Bắt đầu là vụ chuyển nhượng tuyển thủ Minh Phương từ Cảng Sài Gòn về ĐT Long An chỉ có giá 400 triệu đồng, một vài năm sau số tiền tăng phi mã cho đến năm ngoái nhiều cầu thủ còn ẵm hơn chục tỉ đồng. Thực tế tiền chuyển nhượng không vào hết tay cầu thủ bởi họ còn phải chi cho “cò”, cho người có quyền bán lẫn mua và chính từ những cái phết phẩy ấy, người ta thi nhau hét giá trên trời để nhét túi hoa hồng.
Nhiều đại gia mới nổi thừa tiền và muốn hợp thức hóa đồng tiền đã rất mạnh tay chi cho những giá trị ảo khiến cho người ngoài cuộc cứ ngỡ bóng đá Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Trong khi đó, nguồn thu chính từ bán vé hay kinh doanh vật phẩm ăn theo bóng đá gần như là con số 0 và thậm chí rất nhiều sân phải mở cửa miễn phí đón khán giả vào.
Một thời bóng đá Việt Nam là cỗ máy ngốn tiền ghê gớm nhưng sự phát triển cũng chỉ quanh quẩn ở vùng trũng Đông Nam Á. Sự ăn theo của nhiều doanh nghiệp nhảy vào bóng đá với những mục đích ngoài bóng đá khi gặp phải rào cản quyền lợi về kinh tế khiến họ nhanh chóng lộ mặt thật và không ngần ngại bỏ của chạy lấy người. Sau thời của xi măng, sắt thép… thì bây giờ hầu như chỉ còn có ngành ngân hàng mới đủ sức cầm cự mà vẫn không chắc sẽ trụ đến bao giờ.
Lâu nay nhiều người tự hào và hay khoe khoang về một giải đấu hấp dẫn bậc nhất Đông Nam Á nhưng khi lột chiếc áo V-League, chỉ thấy một hình hài xương xẩu.
Cỗ máy xay tiền
Cách đây 10 năm, LĐBĐ VN quy định tài chính của mỗi CLB hạng nhất là 4 tỉ đồng, V-League là 7 tỉ đồng thì con số này bây giờ là 15 tỉ đồng và 25 tỉ đồng. Đấy là những con số quá nhỏ bé so với chi phí thực tế cho một đội bóng ở mỗi mùa giải. Bình thường một CLB hạng nhất phải tiêu tốn ít nhất 40 tỉ đồng và mỗi đội V-League khoảng 60 tỉ đồng. Tiêu tiền cỡ bầu Hiển mỗi lần lách luật (quy định thưởng không quá 500 triệu đồng) thưởng cho Hà Nội T&T hay Đà Nẵng một trận thắng đều vượt 1 tỉ đồng. Tính sơ sơ mỗi mùa bóng, 28 CLB hạng nhất và V-League “đốt” gần 2.000 tỉ đồng cho một cuộc chơi.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?