Anh Trần Văn Toàn, phát hiện một ổ bọ xít hút máu người ở ngay trong phòng trọ của mình với số lượng nhiều.
Những con bọ xít hút máu người bò trên giường. |
Bọ xít hút máu người bò khắp nhà
Anh Trần Văn Toàn (số nhà A8/12 ngõ 2 đường Phạm Văn Đồng, thuộc tổ 3, Đồng Xá, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết: "Tôi tình cờ phát hiện ra ổ bọ xít này ở phòng em gái khi thấy một con bò lổm ngổm trên tường nhà. Tôi liền đập chết rồi vứt đi, sau đó lại tiếp tục thấy khoảng 4 - 5 con bọ xít nữa chui lên từ kẽ gầm giường. Chúng bò lên giường, chiếu, lên tường nhà...".
Những con bọ xít này được phát hiện vào ngày 29/8, nhưng có lẽ chúng đã ký sinh trong phòng ở từ nhiều ngày trước đó. Trước đó, anh cũng đã phát hiện bọ xít và đập chết vứt đi nhưng không để ý xem nó có phải là bọ xít hút máu người hay không. Đến ngày 29/8, anh mới bắt nhìn kỹ thì té ngửa vì biết đó chính là loài bọ xít chuyên hút máu người.
Hoang mang
Bà Nguyễn Thị Hương, người trông giữ ngôi nhà số A8/12 kể lại: "Nhà tôi có 3 tầng, vợ chồng đứa con rể vừa mới xây nhà được vài năm nay để cho thuê. Hôm 29/8 thấy mấy người thuê trọ bắt xuống cho tôi xem mấy con bọ xít hút máu người mà phát sợ".
Bà Hương suy đoán, trong quá trình người ta thuê ở chắc có chỗ nào ẩm ướt nên tạo điều kiện cho bọ xít hút máu người trú ẩn. Nhà bà chưa đi kiểm tra khử trùng tất cả các phòng vì diệt trừ cái loại côn trùng này phải nhờ đến các cơ quan y tế và chính quyền địa phương. Nếu để lâu những ổ bọ xít này sinh sôi ra thì sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của nhà bà và những người thuê trọ.
Em Nguyễn Thùy Linh, sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội trọ gần khu vực này cho biết: "Em đã nghe thông tin về bọ xít hút máu người. Chúng thực sự nguy hiểm vì có thể truyền bệnh trực tiếp cho con người. Chắc chắn em sẽ chuyển đến khu vực khác cao ráo, thoáng hơn để trọ đề phòng bị bọ xít chích, đốt".
Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Trương Xuân Lam, Trưởng phòng Nghiên cứu côn trùng học thực nghiệm, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật cho biết: "Người dân nên kiểm tra nhà cửa và lục soát những nơi ẩm ướt.
Nếu phát hiện từ hàng trăm cá thể thì có thể gọi là ổ và phải báo ngay với cơ quan chức năng địa phương, hoặc có thể đem mẫu bọ xít hút máu người đến Phòng Côn trùng học thực nghiệm, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật tại số 18 đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội để được hướng dẫn cụ thể.
Trường hợp phát hiện bọ xít hút máu người với số lượng cá thể lớn, viện sẽ cử cán bộ xuống tận nơi cùng bà con nhân dân tiêu trùng, khử độc".
Cho đến nay, việc nghiên cứu về cơ chế lây truyền bệnh giữa bọ xít sang người vẫn đang được nghiên cứu, vì thế người dân vẫn phải chủ động trong việc phòng chống dịch bệnh, đề phòng lây lan bọ xít...
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?