Sáng 2/9, Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn (Bộ Y tế) đã tiếp nhận thêm con bọ xít hút máu người do gia đình bà Nguyễn Thị Kim Liên bắt được.
Con bọ xít vừa được tìm thấy ở Bình Định |
Đây là con bọ xít thứ ba trong vòng một tuần được mẹ con bà Liên (tổ 42, KV 8, P.Hải Cảng, TP Quy Nhơn) phát hiện và bắt tại nhà mình.
Trước đó, lúc 20h45 ngày 1/9, trong lúc cả nhà đang ngồi xem truyền hình, bà Liên phát hiện có con bọ xít bay lòng vòng rồi đáp xuống nền nhà. Hai đêm 26 và 27/8, chị Trần Thị Kim Cúc và mẹ là bà Liên cũng đã bắt 2 con bọ xít ngay giữa nhà.
Bác sĩ Nguyễn Đắc Thọ, phó giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, cho rằng trong y văn chưa ghi nhận loại bọ xít này gây bệnh gì nguy hiểm cho con người mà chỉ gây dị ứng cho một số ít người. Do vậy, người dân không nên quá hoang mang, lo sợ. Khi phát hiện 1-2 con bọ xít, người dân có thể tự giết loại côn trùng này, chỉ khi phát hiện 5-7 con một lúc mới nên báo với trạm y tế phường xã để được hỗ trợ, xử lý. Với trường hợp bị đốt nhiều, vết đốt sưng to thì cần đến cơ sở y tế để được khám, theo dõi.
Cả 3 con bọ xít nhà bà Liên bắt được có hình dáng, kích cỡ giống hệt nhau và giống những con bọ xít hút máu người từng phát hiện và bắt được ở Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM… Bọ xít có 3 đôi chân, vòi chích dài, cứng và nhọn, sau lớp cánh mỏng trên lưng có những vạch ngang màu vàng nâu, phần bụng dẹt và to, rìa bụng có 5 viền màu vàng, toàn thân màu nâu đen. Cả 3 con bọ xít nói trên đều đã chuyển giao cho khoa côn trùng, Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn nghiên cứu.
Được biết, tối 29/8, hai cán bộ khoa côn trùng, Viện Sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng Quy Nhơn đã đến nhà bà Liên điều tra sơ bộ, nắm bắt thông tin việc bọ xít hút máu người liên tiếp xuất hiện. Tuy nhiên, dù được gia đình cung cấp thông tin rất tỉ mỉ và trực tiếp kiểm tra rất kỹ trên trần nhà, ngõ ngách… nhưng các cán bộ chưa phát hiện được gì.
Tiếp nhận con bọ xít bà Liên bắt được tối qua, thạc sĩ Hồ Việt Hiếu - nghiên cứu viên khoa côn trùng - khẳng định cả ba con bọ xít nhà bà Liên bắt được cùng loài bọ xít hút máu người gây buồn ngủ, tuy nhiên bụng chúng chưa có máu. Đây là loại bọ xít có nguồn gốc từ Trung - Nam Mỹ di cư sang châu Á và nước ta bằng đường du lịch. Loài bọ xít này có tuổi thọ rất lâu, từ 1-2 năm, đặc biệt không ăn uống bất cứ thứ gì trong vòng 20 ngày vẫn sống được.
Ngoài việc chích, hút máu người, loài bọ xít này có thể chích hút máu bất kỳ loài động vật nào nó tiếp cận được như chó, mèo, chuột… Khi đói nó cũng có thể chích, hút nước từ những trái cây chín để sống…
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%