Lái cẩu nâng bó thép 8 thanh với tổng khối lượng 1,1 tấn cao quá mức dẫn đến va chạm. Ba thanh trong số đó rơi xuống khiến một người tử vong, hai người bị thương.
Bó thép đã rơi trúng người đi đường như thế nào? |
Liên quan đến vụ rơi thanh thép tại nhà ga Thanh Xuân III (Dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông), chiều 7/11, ông Cấn Hồng Lai (Tổng giám đốc Công ty xây dựng công trình giao thông 1 - Cienco1) cho hay nguyên nhân được xác định là do tổ thi công làm ẩu.
Sáng 6/11, nhiều người dân lưu thông trên tuyến Nguyễn Trãi hướng về cầu Trắng (Hà Đông) tới trước hệ thống cốt pha công trình nhà ga Thanh Xuân III trước cổng Viện Y học cổ truyền la hét thất thanh khi chứng kiến bó thép rơi từ trên xuống trúng 5 người khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương. Theo đó, quy trình thi công diễn ra ngày 6/11, đơn vị này nâng lồng thép gồm 8 thanh thép phi 32 (dài hơn 21 m với tổng khối lượng 1,1 tấn) lên cho công nhân tiến hành sửa lại mặt bằng thi công và kích thước hình học để chuẩn bị lắp xà mũ cho trụ nhà ga.
Trong quá trình nâng, công nhân dùng hai dây thừng buộc hai đầu lồng thép để đảm bảo không bị quay tự do. Tuy nhiên, sau đó, lái cẩu Vũ Đình Chung nâng cao quá mức dẫn đến va chạm.
Ngoại lực tác động mạnh khiến các mối hàn kết nối giữa các thanh sắt ở lồng thép này bị vỡ. Ba trong số 8 thanh văng xuống lòng đường trúng người dân khiến một người tử vong tại chỗ, hai người khác bị thương.
Chiếc cẩu nâng lồng sắt thi công tại nhà ga Thanh Xuân III nâng cao quá mức dẫn đến va chạm làm 3 trong 8 thanh thép vỡ mối hàn văng xuống trúng người.
Người đứng đầu Cienco 1 cũng thừa nhận, tổ thi công do ông Đỗ Quốc Đức làm chỉ huy trưởng đã làm việc cẩu thả, thiếu quy trình. Cụ thể, người chịu trách nhiệm kỹ thuật đã không theo dõi sát sao dẫn đến tình trạng lái cầu điều khiển nâng lồng cao quá mức quy định, hơn nữa không có người làm hoa tiêu. Đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự cố.
Ngoài ra, thời điểm thi công vào buổi sáng cũng không hợp lý. An toàn viên Trần Thanh Tuyền đã không dựng barie cảnh báo, phân làn phương tiện.
Ông Lai cũng cho biết, theo thường lệ khi thi công công trình sẽ mời đơn vị giám sát. Tuy nhiên, thời điểm đó chưa xác định được người chịu trách nhiệm nhiệm vụ này có mặt ở công trường.
"Tổ thi công này đã bị đình chỉ thi công sau khi xảy ra sự cố. Hiện, đơn vị đang chờ nhà thầu chính đồng ý sẽ quyết định thay thế đội thi công mới, làm việc đảm bảo về chuyên môn phục vụ công trình".
Hiện trường vụ rơi bó thép khiến một người tử vong.
Sau khi làm báo cáo cụ thể về sự việc lên Bộ Giao thông vận tải, đơn vị đã tiến hành dừng mọi hoạt động thi công trên toàn tuyến để khắc phục sự cố, bồi thường thiệt hại cho người gặp nạn gồm 1 người tử vong, ba người bị thương phải nhập viện.
"Chúng tôi sẽ họp tổng công ty và sẽ thống nhất hình thức kỷ luật trách nhiệm đối với từng người trong tổ công tác và nghiêm chỉnh kiểm điểm rút kinh nghiệm với các đơn vị khác", ông Lai nói.
Trước thông tin một vụ tai nạn tương tự cũng xảy ra ở công trường thi công tuyến đường này trên phố Quang Trung (Hà Đông) và sự cố công nhân làm bê tông tươi vương vãi từ công trường xuống trúng người dân, ông Lai cho biết công trường này thuộc đội khác quản lý và không liên quan đến trạm nhà ga.
Chiều 7/11, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Đinh La Thăng cũng có cuộc họp đột xuất với UBND Hà Nội, Ban QLDA Đường sắt, Tổng thầu EPC và Tư vấn giám sát (Trung Quốc) đánh giá về tiến độ cũng như hình thức xử lý đối với vụ việc.
"Tôi đã yêu cầu Hội đồng quản trị Cienco 1 có hình thức kỷ luật ông Dũng (Phạm Dũng - Chủ tịch Hội đồng thành viên Cienco) vì sáng 6/11, tôi yêu cầu ra hiện trường xử lý vụ việc đã không ra mà cử người khác", ông Thăng nói.
Theo Bộ trưởng trưa 6/11, ngay sau khi biết thông tin về vụ tai nạn, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã gấp rút chỉ đạo Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông xuống hiện trường để giải quyết vụ việc. Bộ trưởng cũng gọi cho lãnh đạo Cienco 1 là ông Phạm Dũng xuống hiện trường để phối hợp với các cơ quan, đơn vị cùng xử lý.
Tuy nhiên, ông Dũng cho biết đang bận giao ban nên không trực tiếp xuống giải quyết. "Là con em các ông chắc các ông đã nhao ra rồi, vô cảm với tính mạng người dân như vậy à?", Bộ trưởng bức xúc.
Nhận định, trách nhiệm chính trong việc để xảy ra tai nạn là thuộc về Tổng thầu EPC và Tư vấn giám sát, ông Thăng yêu cầu Tổng thầu nghiêm túc chấn chỉnh, xây dựng lại phương án thi công, đảm bảo an toàn cho người thi công và người dân xung quanh.
Tổng thầu cũng phải chịu trách nhiệm về toàn bộ chi phí cũng như trách nhiệm theo luật pháp Việt Nam sau khi có kết quả điểu tra. Ngoài ra, Bộ trưởng GTVT cũng yêu cầu Ban QLDA Đường sắt phải kiểm điểm và xác định người chịu trách nhiệ Cùng với đó, nhà thầu phụ là Xí nghiệp Cầu 17 (Cienco 1) phải là đơn vị chịu trách nhiệm trực tiếp.
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%