Thay vì phải đóng bảo hiểm y tế (BHYT) học sinh, sinh viên ngay trong tháng 9 như hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã đề nghị Bộ Y tế, Bộ Tài chính xem xét.
|
Thay vì phải đóng bảo hiểm y tế (BHYT) học sinh, sinh viên ngay trong tháng 9 như hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) đã đề nghị Bộ Y tế, Bộ Tài chính xem xét cho phép học sinh đóng BHYT vào tháng 12.
Năm học 2015-2016 là năm đầu tiên BHYT học sinh, sinh viên thực hiện theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT, với một số điểm mới.
Theo đó, từ năm học này, mỗi năm, một học sinh, sinh viên từ bậc tiểu học đến bậc đại học đóng 434.700 đồng. Tuy nhiên, thẻ BHYT của học sinh, sinh viên năm 2014-2015 có thời hạn vào ngày 30.9.2015, nên các trường đều thông báo mức đóng BHYT mới 15 tháng (kể từ ngày 1.10.2015 đến ngày 31.12.2016). Do đó, số tiền học sinh, sinh viên phải đóng là 543.375 đồng.
Theo phản ánh của nhiều phụ huynh, năm nay, BHYT nâng mức đóng khiến họ bức xúc.
Trước tình trạng này, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thị Nghĩa cho biết, bộ sẽ kiến nghị dãn thời gian nộp BHYT.
Bộ GD-ĐT đề nghị dãn thời gian thu BHYT, giảm áp lực kinh tế cho phụ huynh.
Cụ thể: Bộ GD-ĐT sẽ kiến nghị với Bộ Y tế và Tài chính xem xét, dãn thời gian đóng BHYT của học sinh, sinh viên. Căn cứ vào đó, phụ huynh lựa chọn đóng 3 tháng một lần và thời gian đóng có thể lùi sang tháng 12 thay vì tháng 9 như hiện nay.
Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, hiện một số trường đã yêu cầu học sinh, sinh viên phải đóng 15 tháng một lần vào thời điểm đầu năm học, gây khó khăn cho các em và gia đình người học khi phải đóng cùng thời điểm nhiều khoản thu, gây bức xúc trong dư luận.
Do đó, Bộ GD-ĐT đã đề nghị ban hành văn bản hướng dẫn các trường thu 6 tháng một lần và không thu vào đầu năm học để giảm áp lực về tài chính cho phụ huynh học sinh.
Ngoài ra, bà Nghĩa cũng cho biết, Bộ GD-ĐT đã có văn bản yêu cầu các trường chỉ thu BHYT theo quy định bắt buộc của Luật BHYT, không tổ chức thu bất kỳ loại hình bảo hiểm tự nguyện nào khác trong nhà trường.
Cũng theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc đối với toàn dân, bao gồm học sinh, sinh viên.
Để đạt được mục tiêu 100% học sinh, sinh viên tham gia, Bộ GD-ĐT đã yêu cầu các cơ sở phối hợp chặt chẽ với cơ quan bảo hiểm xã hội của địa phương hướng dẫn học sinh, sinh viên tham gia và cấp thẻ BHYT theo đúng quy định.
Bên cạnh đó, để đảm bảo việc đóng BHYT không nặng gánh với các học sinh, sinh viên vùng khó khăn, bộ cũng đề nghị các sở GD-ĐT tham mưu đề xuất với UBND các cấp về mức hỗ trợ BHYT đối với học sinh, sinh viên từ ngân sách của địa phương.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Cận cảnh cây gỗ Kim Tơ Nam Mộc được bán với giá gần 9.000 tỷ đồng, báu vật có '1-0-2' trên đời
- Ông là đại gia đầu tiên ở Hà Nội sắm ô tô, bất động sản trải dài từ Bắc đến Nam, từng lập ra bản di chúc gây chấn động
- Từ 1/7/2025: Có 6 trường hợp được phép lựa chọn hưởng lương hưu hoặc BHXH một lần, ai không biết quá thiệt thòi
- Hoa hậu từng bị miệt thị nhan sắc như 'cá chùi kiếng': Dung mạo thay đổi, cuộc sống đáng ngưỡng mộ
- Hoa hậu Quốc tế Thanh Thủy về Việt Nam: Diện áo dài nền nã, nhan sắc qua camera thường cực đỉnh
- Cây gỗ 50 tỷ đồng nhiều người dùng để nhóm lửa vì không biết giá trị
- Cái tên được đặt nhiều nhất Việt Nam: Khoảng 5 triệu người trùng tên, cứ ra đường là hầu như có thể gặp
- Tăng lương hưu lần 3 khi Luật BHXH có hiệu lực? Đối tượng nào sẽ được tăng lương hưu?