'Khi biết mình có tình cảm với con gái, tôi ly hôn và vào Nam với cô ấy. Tôi không thể sống trong giả dối, có lỗi với chồng cũ", chị Hương tâm sự.
Chị Yến và Hương hạnh phúc trong lần về thăm Hà Nội. |
Hương gặp người bạn đời của mình - chị Yến trong những buổi giao lưu với bạn bè và tình cảm của hai người cứ ngày một lớn lên. Quyết nghe theo tiếng gọi của trái tim, Hương đã nói rõ với gia đình nội, ngoại, và xin được ly hôn. Thời điểm đó, chị đã phải chịu sự phản đối gay gắt của tất cả mọi người.
"Khi đó, động lực để tôi sống thật với mình là tình yêu của Yến, còn lại gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đều quay lưng. Tôi đã trốn nhà ra đi trong đêm tối, lúc đi chỉ mang theo 2 bộ quần áo. Một thời gian sau, bố mẹ cũng nguôi giận vì dù sao tôi cũng là con của ông bà", chị cho biết.
Không lâu sau đó, nhà chồng cũ cũng dần thay đổi cách nghĩ. Hương kể cả đời này sẽ không quên câu nói của mẹ chồng: "Mẹ cũng là con gái nên mẹ hiểu con. Dù bây giờ con không là con dâu của mẹ nữa nhưng con vẫn là con gái mẹ". Sau lần đó, chị đã được quyền nuôi con.
Sống chung hơn một năm, nuôi con đã hơn nửa năm, cuộc sống của Hương và Yến không còn những bỡ ngỡ ban đầu mà đi vào nề nếp. Sáng sáng, cả hai cùng xúm vào lo cho đứa con bé bỏng. Người đánh răng, rửa mặt, người chuẩn bị quần áo, tết tóc cho em bé. Kế đến, cả nhà cùng ngồi vào bàn ăn, rồi cùng đưa bé tới trường.
Buổi chiều, hai chị sẽ thay nhau tới đón con. Về nhà, Hương sẽ tắm cho bé, còn Yến chạy ra chợ mua đồ nấu bữa tối. Xong đâu đó, cả nhà đi dạo trong khu chung cư. Vào cuối tuần họ dẫn Xuân Nhi đi thăm những người bạn của hai người hoặc đi công viên, rạp chiếu phim.
Đối với chị Yến, tình yêu mà Hương mang đến có vẻ khác so với những mối tình đồng giới chị từng trải qua, bởi tình yêu này cho chị một gia đình, trách nhiệm và niềm hạnh phúc như một người bình thường. Chị tâm sự, trước đó không bao giờ nghĩ mình có con, cũng không thể nghĩ mình có khả năng chiều con nít. Thế mà khi nuôi con của Hương, chị lo cho bé từng miếng cơm. Hiện giờ bé đang học mẫu giáo nhưng chị đã lên kế hoạch sẽ tìm một môi trường giáo dục hiện đại để bé không phải còng lưng cõng cặp đến trường.
"Ở trường của bé có lắp camera online, mình thường hay vào xem nó. Ví dụ hôm nào nó khóc nói nhớ các mẹ kỳ thực nó lười đi học, mình sẽ vào xem nó đã nín, chịu chơi với các bạn chưa. Hôm nào nó mệt thì vào xem nó có ăn không, có hòa đồng với bạn không. Nhiều lúc chỉ đơn giản là nhớ nó thôi, lại vào xem nó đang làm gì", khuôn mặt chị Yến rạng ngời khi nhắc về đứa con 4 tuổi mà giờ không chỉ là con riêng của người bạn đời.
Cũng vì có hạnh phúc này mà chị Yến thấy mình cần dũng cảm và có nhiều cống hiến hơn cho cộng đồng của mình (hiện chị Yến là Giám đốc dự án của ISC - một tổ chức đại diện cho tiếng nói của cộng đồng người đồng tính, song tính và chuyển giới ở Việt Nam).
Cũng trong tình trạng tương tự, ở chung nửa năm nay, cả Linh và Tâm đều thấy mình không thể sống thiếu người kia. Linh không có nét gân guốc như những nữ chuyển giới khác (cậu chưa thực hiện phẫu thuật) mà khuôn mặt trắng trẻo, má lúm đồng tiền, mang nét đẹp của một "chàng công tử" hơn. Còn Tâm là một cô gái dị tính có nước da ngăm đen mịn màng, vóc người nhỏ trông rất duyên. Nhìn cặp đôi 9X này không ai nghĩ họ đã phải trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc đời đến vậy.
Với Linh, cậu sinh ra trong một gia đình có 2 chị em ở Phú Thọ. Bố là bộ đội về hưu, còn mẹ là một người buôn gạo. Tuy không khá giả nhưng cậu cũng lớn lên trong một một trường tốt. Đến tuổi dậy thì, Linh nhận rõ những khác biệt trong suy nghĩ của mình. Cậu thích mặc đồ nam, muốn mình mạnh mẽ và không thích con trai như lẽ thường mà đem lòng yêu cô giáo.
Vào thời điểm cách đây vài năm kiến thức về đồng tính, song tính và chuyển giới còn rất ít, lại chủ yếu là những thông tin trái chiều. Thế nhưng khát khao tìm hiểu về mình rất lớn, Linh tìm đọc sách báo, gọi đến các đường dây từ vấn để trả lời câu hỏi "Mình là ai? Người bình thường? Người đồng tính? Hay là một người nào khác mà cả hai dạng trên đều làm em thấy thiếu. Cuối cùng em mới biết mình là một người đàn ông bên trong cơ thể nữ", giọng Linh nghẹn ngào.
Sau khi thi đại học không đậu, Linh đi làm ở khu công nghiệp Bắc Thăng Long. Từ đây, cậu có một sự thay đổi "ngoại mục". Mái tóc cắt ngắn luôn được vuốt keo, tỉa tót kĩ càng, vận đồ con trai. Nhìn bề ngoài cậu không còn lưu lại dấu vết nào của con gái nữa. Và cũng vì vậy, nhân duyên đã cho cậu quen biết "người vợ" hiện tại của mình.
"Vào khoảng tháng 6 năm ngoái, lúc đó em làm quản lý trong khu công nghiệp, Tâm cũng làm ở đây. Lúc ở kho hàng, em tưởng cô ấy là người quen nên có trêu đùa. Còn Tâm thấy em cao lớn, trắng trẻo lại tưởng em là một vị sếp người Nhật. Vài lần khác em và Tâm gặp nhau ở căngtin nhưng cũng chỉ chào hỏi. Đến tháng 8 thì cô ấy phải về đi học, không hiểu Tâm xin số của em ở đâu đã nhắn tin cho em tạm biệt. Lúc đó, quan hệ của chúng em chỉ là bạn bè đơn thuần vì em đã có bạn gái", Linh cho biết.
Linh đang lo lắng khi Tâm bệnh nặng.
Lúc chia tay bạn gái cũ, Linh đau buồn. Tâm đã ở bên cạnh động viên cậu. Cứ thế tình cảm nhen nhóm kéo hai người lại gần nhau. "Đến gần cuối năm ngoái, em tỏ tình với Tâm. Ra Tết chúng em chuyển đến sống với nhau", Linh cho biết.
Chất giọng không giấu nỗi sự cảm kích, Linh nói nhờ có Tâm mà cậu đang trên bước đường "làm lại cuộc đời". Cậu trở thành người con ngoan của bố mẹ, đã nghỉ làm ở khu công nghiệp và lấy số tiền tiết kiệm được để ôn thi đại học.
"Tâm vừa phải đi học, vừa phải đi làm, còn em ở nhà ôn thi nên hầu như làm hết các công việc trong nhà từ đi chợ, nấu ăn, giặt đồ. Trước đây em từng học nấu ăn một năm nên cô ấy thích ăn đồ em nấu lắm. Riêng việc dọn nhà cửa em không bao giờ phải đụng đến vì tính cô ấy sạch sẽ nên hễ lúc nào ở nhà là lau dọn", Linh cười.
Về phía Tâm, em cho biết từng yêu một người con trai. Nhưng khi gặp Linh, em bị cuốn hút. Nhiều lần mọi người ở công ty nói Linh là con gái nhưng Tâm không tin, ngay cả khi trò chuyện với Linh cô cũng không nhận ra điều này. Mãi về sau Linh nói cho biết Tâm mới dám tin nhưng đó cũng là khi cô đã cảm mến con người này. Nhờ có cậu mà Tâm thấy mình được yêu thương, có một chỗ dựa - khác hoàn toàn so với trước đây cô trơ trọi một mình.
Gia đình Tâm rất nghèo, nên từ năm lớp 11 cô đã tự lo lấy cuộc sống. Ngay cả bây giờ khi đang là sinh viên năm 2 Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Hà Nội) nhưng gia đình cũng không quan tâm cô học trường nào. Nhờ tình yêu của Linh mà cô gái trẻ có thêm động lực theo đuổi nghiệp học hành.
"Mấy anh hàng xóm biết Linh là người chuyển giới nên hay trêu anh ấy. Em bực lắm, không thèm nói chuyện với họ mấy tháng nay. Em yêu thương, tôn trọng anh ấy", Tâm chia sẻ.
Nỗi băn khoăn nhất của Linh hiện nay là việc Tâm đang bệnh, chuẩn bị phải trải qua một cuộc phẫu thuật. "Em đang rất lo lắng không biết lúc cô ấy vào phòng mổ ai sẽ là người đại diện bởi bố mẹ cô ấy đã không quan tâm con cái. Còn em - một người 'chồng' đang sống với cô ấy lại không được quyền đại diện", Linh xúc động.
Mời bạn đọc gửi bài viết tâm sự, chia sẻ những clip, hình ảnh hay thắc mắc khó nói về tình yêu, hôn nhân đến chuyên mục Yêu và Sống và Tương tác bạn đọc. Mọi ý kiến chia sẻ bạn đọc có thể gửi về hòm thư: banbientap@xahoi.com.vn.
Clip đang được xem nhiều nhất: CLIP: Khoảng khắc xe 'hổ vồ' đè bẹp xe con làm 3 người chết, 1 người bị thương
- Phụ nữ thường xuyên đến 3 nơi này, phần lớn là 'không đứng đắn'
- Dù cha mẹ có tiền hay không, 4 loại thực phẩm này nên cho con ăn thường xuyên để bổ sung canxi và phát triển trí não
- Phụ nữ thông minh sẽ không tiếc tiền vào 3 việc này, dù giàu hay nghèo cũng phải ưu tiên
- Có thể thấy rõ một cặp đôi có thực sự yêu nhau hay không bằng cách nhìn vào ba nơi trong nhà!
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%