Các nhà khoa học đang lo ngại biến thể của virút cúm gia cầm H5N1 có thể lây sang người qua đường hô hấp, sau khi họ phát hiện nó lây lan ở những con chồn sương trong phòng thí nghiệm.
![]() |
|
Theo nhà nghiên cứu Yoshihiro Kawaoka (ĐH Wisconsin-Madison, Mỹ), sau một quá trình nghiên cứu, họ đã tạo ra bốn biến thể của virút H5N1 trong phòng thí nghiệm. Khi tiêm những biến thể này cho một con chồn sương, họ phát hiện những con chồn khác đều bị bệnh.
Điều này rất đáng lo ngại, vì chồn sương là động vật có vú có cơ chế phản ứng với cúm tương tự như con người. Một khi chồn sương có khả năng nhiễm biến thể virút H5N1 qua đường hô hấp cao như vậy thì con người cũng sẽ tương tự.
Trước đó, nhóm nghiên cứu của Kawaoka đã gây tranh cãi khi công bố họ đã tạo ra được các biến thể của virút H5N1 có thể lây trên người. Nhiều người sau đó đã kêu gọi không nên công bố kết quả nghiên cứu bởi nó có thể bị lợi dụng để khủng bố.
Giới chức y tế Indonesia chuẩn bị giết bỏ gà ở một khu chợ trên đảo Bali hôm 26/4/2012 sau khi một bé trai 8 tuổi ở đây chết vì virút H5N1
Tuy nhiên Kawaoka và những người ủng hộ nói nghiên cứu của họ giúp cho thấy virút H5N1 - tuy gây chết người nhưng ít lây từ người sang người, có thể gây ra một đại dịch một khi chúng biến thể dễ dàng lây từ người sang người.
Kawaoka lập luận rằng việc xác định những biến thể của virút H5N1 sẽ giúp giới chức y tế giám sát tốt hơn virút này, cũng như có sự chuẩn bị thuốc điều trị và vắcxin kịp lúc.
Virút H5N1 xuất hiện và lan nhanh ở châu Á và Trung Đông từ năm 2003, cướp đi mạng sống của hơn 300 người trên thế giới.


-
Nguyên nhân gì có thể khiến cả nhà ung thư? 5 thói quen nấu nướng gây ung thư hàng đầu nhiều gia đình vẫn làm
-
Loại thịt 'bổ gấp 9 lần thịt gà': Rất quen thuộc với người Việt, nam giới ăn vào kéo dài tuổi thọ, thể lực sung mãn
-
Ở Việt Nam có loại rau cay hơn cả ớt, là thần dược chữa được nhiều bệnh, cực tốt cho hệ tiêu hoá
-
Bác sĩ cảnh báo 5 bộ phận trên con lợn càng ăn nhiều càng hại sức khỏe, ruột già xếp cuối danh sách




-
Hơn 2 tháng nữa, thành phố cổ thứ 2 Việt Nam chỉ sau Hà Nội dự kiến sẽ không còn trên bản đồ hành chính
-
Thủ tục đăng ký biến động thay đổi quyền sử dụng đất do chia, tách, sáp nhập mới nhất
-
Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30/4 tại TP.HCM
-
Tỉnh có nhiều vàng nhất Việt Nam: Trữ lượng hơn 20 tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 Di sản thế giới
-
6 thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô lớn thế nào sau sáp nhập?
-
100% công chức cấp huyện chuyển về đâu sau sáp nhập? Đã có quyết định chính thức
-
Vài tháng tới, Việt Nam sẽ có sân vận động đạt chuẩn quốc tế?
-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển