Corticoid là thuốc được sử dụng rộng rãi. Nhưng nó lại là con dao hai lưỡi. Bởi chỉ cần lạm dụng thuốc, nó sẽ gây ra những biến chứng nặng nề cả đời.
|
Từ lâu nay, Corticoid - nhóm thuốc có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và ức chế miễn dịch - vẫn được sử dụng rộng rãi trong điều trị. Thế nhưng sử dụng loại thuốc này chẳng khác nào “con dao 2 lưỡi”. Bởi trên thực tế, vì không tuân thủ đúng chỉ định mà không ít người đã phải chịu hậu quả đáng tiếc, thậm chí biến chứng nặng có thể gây tàn phế trong khi bệnh chính thì vẫn ngày càng nặng lên.
Dùng kháng sinh và Corticoid thời gian dài dễ gây ra biến chứng nguy hiểm (Ảnh: Báo SK)
Chẳng hạn như trường hợp một bệnh nhân 25 tuổi mà phóng viên gặp ở BV Bạch Mai. Bệnh nhân này bị lupus ban đỏ, phải điều trị bằng thuốc corticoid 10 năm nay. Bản thân việc dùng corticoid đã khó tránh khỏi tác dụng phụ, bệnh nhân lại có giai đoạn dùng không đúng liều, không tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ dẫn đến biến chứng nặng ngoài da do mạch máu dưới da bị vỡ, đục thuỷ tinh thể, loét dạ dạ tá tràng, hiện phải nuôi dưỡng qua đường tĩnh mạch.
Theo bác sĩ Chu Chí Hiếu, Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng, BV Bạch Mai, “Nếu được dùng đúng chỉ định, đúng liều lượng và thời gian, các thuốc chứa corticoid hữu ích với nhiều bệnh lý nguy hiểm như hen phế quản ác tính, sốc phản vệ, lupus ban đỏ hệ thống, thấp tim, suy tuyến thượng thận. Tất nhiên không thể tránh khỏi tác dụng phụ, nhưng sẽ không nguy hiểm, trừ phi dùng liều cao, kéo dài, không có kế hoạch giảm liều thích hợp và không có những biện pháp hỗ trợ điều trị”.
Bác sĩ Hiếu khẳng định, “nguy cơ tai biến cao là điều hoàn toàn có thể”.
Theo tư vấn của các bác sĩ, để hạn chế nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ nguy hiểm của việc điều trị bằng corticoid, mỗi bệnh nhân cần có chế độ theo dõi điều trị chặt chẽ theo chỉ định của thầy thuốc, không tự ý dùng thuốc, kể cả thuốc bôi ngoài da.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần được giải thích trước về các tai biến có thể xảy ra trong quá trình dùng thuốc để có thể phát hiện sớm và có biện pháp ngăn ngừa các biến chứng nặng.
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Hình dáng cơ thể quyết định tuổi thọ? Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sống trên 80 tuổi thường có hai đặc điểm
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?