Phỏng vấn là giai đoạn quan trọng trong quá trình tuyển dụng và người tuyển dụng cần có bí quyết phỏng vấn để có thể lựa chọn được những nhân sự xuất sắc nhất giữa hàng chục hay hàng trăm ứng viên.
|
Là người mới vào nghề, bạn sẽ cần nhiều hơn thời gian để tìm hiểu và chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi chính thức tham gia buổi phỏng vấn trực tiếp. Hãy bỏ túi các bí quyết phỏng vấn ứng viên dưới đây để có thể tổ chức các buổi phỏng vấn với chất lượng cao nhất nhé.
Xem kỹ hồ sơ ứng viên trước khi phỏng vấn
Bí quyết phỏng vấn đầu tiên mà tuyển dụng cần làm chính là chuẩn bị kỹ lưỡng từng khâu trong công tác tuyển dụng. Việc xem lại hồ sơ của từng ứng viên sẽ giúp bạn đánh giá bước đầu năng lực của họ. Từ đây, bạn có thể đưa ra những câu hỏi khác nhau phù hợp với từng người, nhờ đó có thể nắm được điểm mạnh, điểm yếu của họ. Khai thác tốt những thông tin cần thiết từ ứng viên là yếu tố thể hiện cuộc phỏng vấn đạt hiệu quả.
Xác định quy trình trong buổi phỏng vấn
Thông thường, cuộc phỏng vấn sẽ được bắt đầu bằng những mô tả ngắn gọn về công ty, vị trí tuyển dụng. Tiếp theo, bạn sẽ là người hỏi ứng viên những câu hỏi liên quan đến nhiệm vụ, một vài câu hỏi về kinh nghiệm, quá trình công tác hoặc có thêm những câu hỏi kiểm tra năng lực.
Trưởng phòng Nhân sự công ty tuyển dụng và tìm kiếm việc làm CareerLink Việt Nam chia sẻ, sau khi trao đổi và thu thập hết toàn bộ những thông tin cần thiết từ ứng viên, hãy dành chút thời gian cho họ đặt câu hỏi để làm rõ những thắc mắc, nguyện vọng đối với công ty. Nắm rõ quy trình này sẽ giúp bạn không bỏ sót bất kỳ phần quan trọng nào đồng thời thể hiện bạn là một nhân viên tuyển dụng chuyên nghiệp.
Chuẩn bị danh sách những câu hỏi và câu trả lời cần thiết
Đây là bí quyết phỏng vấn hiệu quả giúp những nhân viên tuyển dụng mới vào nghề khi chưa có nhiều kỹ năng cũng như kinh nghiệm có thể làm chủ được tình hình, giữ được phong thái tự tin và thực hiện một cuộc phỏng vấn hiệu quả.
Trong trường hợp bạn không có mô tả công việc cụ thể, hãy liệt kê những nhiệm vụ chính của vị trí tuyển dụng, sau đó là tạo ra một danh sách những câu hỏi liên quan đến công việc này. Bạn cũng có thể đặt ra những câu hỏi để “trắc nghiệm” khả năng giao tiếp, hành vi và cách giải quyết tình huống của ứng viên. Chẳng hạn như “Bạn có thể cho tôi biết khoảng thời gian khó khăn nhất trong công việc của bạn là gì? Và bạn vượt qua chúng như thế nào?”; “Bạn thích làm việc với người quản lý như thế nào? Kiểu sếp nào trong quá khứ bạn từng làm việc cùng mà bạn không thích nhất?”. Với những câu hỏi này, bạn hãy lắng nghe và quan sát thái độ của ứng viên khi trả lời, từ đó có thể đánh giá được kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống của họ, cũng như phần nào tính cách, chân thật thẳng thắn hay khôn khéo, cởi mở hay khép kín…
Bên cạnh việc đưa ra câu hỏi, bạn cũng cần chuẩn bị câu trả lời nhằm giải đáp thắc mắc của ứng viên. Thông thường, ứng viên sẽ thắc mắc về quy trình làm việc, chế độ đãi ngộ, quyền lợi của nhân viên, đường hướng của công ty trong thời gian tới… Nhà tuyển dụng sẽ là người giải đáp mọi thắc mắc của ứng viên, vì thế bạn cần phải tìm hiểu và nắm rõ các thông tin liên quan, tránh trả lời sai, thiếu hoặc bỏ sót những thông tin quan trọng.
Đây là quá trình giúp nhà tuyển dụng khám phá mức độ am hiểu và sự đầu tư của ứng viên dành cho vị trí công ty đang tuyển dụng. Và đây cũng là dịp để bạn thể hiện cho họ thấy những điểm mạnh của công ty, tạo niềm tin và thuyết phục, “chiêu dụ” các nhân tài cho doanh nghiệp.
Chú ý tác phong, cử chỉ trong buổi phỏng vấn
Là một nhà tuyển dụng thì tác phong, cử chỉ nói năng của người phỏng vấn sẽ đại diện cho sự chuyên nghiệp của cả công ty. Vì thế, bạn chắc chắn nên ăn mặc chỉn chu và phù hợp, giữ thái độ ôn hòa, thân thiện và lịch sự trong suốt cuộc phỏng vấn. Bạn nên có các cử chỉ xã giao để giúp ứng viên bình tĩnh hơn trước khi bắt đầu cuộc phỏng vấn ví dụ như mời họ uống nước, trao đổi ngắn gọn liên quan đến cá nhân họ để giúp ứng viên cởi mở hơn. Ngoài ra, bạn cần tránh những biểu hiện quá thân mật hay những câu hỏi riêng tư dành cho ứng viên. Điều này sẽ làm cho hình ảnh của bạn trở nên thiếu lịch sự và kém chuyên nghiệp.
Kết thúc buổi phỏng vấn
Sau quá trình trao đổi và thu thập thông tin về kỹ năng và chuyên môn của ứng viên, bạn hãy cho họ câu trả lời chắc chắn về thời gian có kết quả chính thức và thời gian họ bắt đầu công việc nếu trúng tuyển.
Mặt khác, đừng quên dành thời gian thông báo kết quả đến từng ứng viên thông qua email và/hoặc điện thoại, bất kể họ có trúng tuyển hay không. Hãy nhớ, đây là hành động nhỏ nhưng thể hiện tính chuyên nghiệp và tôn trọng ứng viên của doanh nghiệp.
Với những bí quyết phỏng vấn trên cùng với sự chuẩn bị chu đáo, nhân viên tuyển dụng mới vào nghề dù chưa có nhiều kinh nghiệm cũng sẽ hoàn thành buổi phỏng vấn với hiệu quả cao và tìm kiếm được những ứng viên phù hợp, đồng thời giữ được hình ảnh chuyên nghiệp, tích cực cho doanh nghiệp.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Cây gỗ 50 tỷ đồng nhiều người dùng để nhóm lửa vì không biết giá trị
- Cái tên được đặt nhiều nhất Việt Nam: Khoảng 5 triệu người trùng tên, cứ ra đường là hầu như có thể gặp
- Tăng lương hưu lần 3 khi Luật BHXH có hiệu lực? Đối tượng nào sẽ được tăng lương hưu?
- Khởi tố, bắt giam ca sĩ Chi Dân và người mẫu Andrea Aybar
- Cô gái Việt duy nhất được nhà tiên tri mù Vanga dự đoán số phận là ai?
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?