Mức độ tiếp nhận hạnh phúc của Matthieu Ricard được ghi nhận là 'chưa từng thấy trước đây trong các tài liệu về khoa học thần kinh'.
|
Ai là người hạnh phúc nhất thế giới này? Nếu bạn tìm kiếm Google, cái tên “Matthieu Ricard” sẽ xuất hiện.
Matthieu Ricard năm nay 69 tuổi, là một nhà sư người Tây Tạng gốc Pháp. Ông được cho là “người đàn ông hạnh phúc nhất thế giới”.
Lý do là vì ông đã tham gia một nghiên cứu về não kéo dài 12 năm về thiền định và lòng từ bi được thực hiện bởi nhà thần kinh học tới từ ĐHWisconsin – Richard Davidson.
Matthieu Ricard - người đàn ông được cho là "hạnh phúc nhất thế giới"
Davidson đã nối đầu của Ricard với 256 cảm biến và phát hiện ra rằng khi Ricard ngồi thiền (suy nghĩ) về lòng từ bi thì tâm trí ông sáng một cách bất thường.
Những hình ảnh “scan” (quét) cho thấy khi suy nghĩ về lòng từ bi, não của Ricard sản sinh ra một mức độ sóng gamma – một thứ có liên quan tới ý thức, sự chú ý, khả năng học tập và ghi nhớ - “chưa từng được thấy trước đây trong các tài liệu về khoa học thần kinh” – Davidson nói.
Những hình ảnh “scan” này cho thấy hoạt động vượt mức ở vỏ não trước trán bên trái so với phần bên phải, mang lại cho ông một khả năng tiếp nhận hạnh phúc cực lớn và một khuynh hướng giảm đi những thứ tiêu cực.
Richard cho biết, đôi khi ông ngồi thiền cả ngày mà không biết chán. Ông thừa nhận mình là một người hạnh phúc (mặc dù ông cảm thấy danh xưng “người hạnh phúc nhất thế giới” chỉ là thứ được truyền thông thổi phồng).
Ông từng có một vài chia sẻ với tờ Business Insider tại Diễnđàn Kinh tế thế giới tại Davos, Thuỵ Sĩ. Dưới đây là những lời khuyên của ông đểtrở thành một người hạnh phúc.
Hãy ngừng nghĩ về “tôi, tôi, tôi”
Với Ricard, câu trả lời cho câu hỏi này chính là lòng vị tha. Nếu lúc nào cũng cứ suy nghĩ về bản thân và làm thế nào để làm mọi thứ tốt hơn cho bản thân thì thật mệt mỏi và căng thẳng, và cuối cùng sẽ dẫn đến sự bấthạnh.
“Chẳng phải vấn đề đạo đức, mà chỉ đơn giản là khi bạn cứnghĩ đến mình suốt cả ngày thì thật ngột ngạt và đau khổ, bởi vì bạn đang coi cả thế giới này là một mối đe doạ, hoặc như một thứ lợi ích cho bản thân mình”.
Nếu bạn muốn hạnh phúc, thì bạn nên cố gắng “nhân từ” –Ricard nói. “Nhân từ” không chỉ làm bạn cảm thấy tốt hơn, mà còn làm người khác cũng “nhân từ” hơn.
Nói như vậy không có nghĩa là bạn nên để người khác lợi dụng mình – Ricard cảnh báo, nhưng nhìn chung là bạn nên cố gắng sống tử tế với người khác.
“Nếu tâm trí bạn đầy ắp lòng nhân từ, đam mê và tình đoàn kết…thì đó chính là một trạng thái vô cùng lành mạnh cho tâm trí bạn. Bản thân bạnsẽ có một trạng thái tinh thần tốt hơn. Cơ thể bạn sẽ khoẻ mạnh hơn, và điều đó sẽ được thể hiện ra ngoài. Và mọi người sẽ cảm nhận được nó”.
Những điều này nghe thì có vẻ rất tuyệt về mặt lý thuyết, nhưng liệu một người có thể vị tha, độ lượng và loại bỏ được những suy nghĩ ích kỷ hay không?
Hãy rèn luyện tâm trí mình giống như bạn đang luyện tập cho một cuộc chạy marathon
Ricard tin rằng ai cũng có khả năng có một cái tâm “sáng” giống như ông, bởi vì trong mỗi con người đều có những điều tốt đẹp (trừ khi bạn là kẻ giết người hàng loạt hoặc bộ não của bạn có gì đó bất thường).
Tuy nhiên, giống như các vận động viên marathon – những người cần phải luyện tập trước khi có thể chạy 26.2 dặm, ai muốn hạnh phúc hơn đều phải tập luyện cho bộ não của mình. Và cách tập luyện ưa thích nhất của Ricard là ngồithiền.
Khi tâm trí được luyện tập, chúng ta có thể đưa khả năng hạnh phúc của chúng ta đạt một cấp độ khác.
Cũng giống như chạy bộ. Nếu tôi tập luyện, tôi có thể chạy marathon. Có thể tôi không trở thành một nhà vô địch Olympic, nhưng sẽ có sự khác biệt lớn giữa tập luyện và không tập luyện. Vậy tại sao điềuđó lại không thể áp dụng cho tâm trí?...
Có quan điểm cho rằng lòng từ bi, sự chú ý, sự cân bằng cảm xúc và khả năng phục hồi là những kỹ năng có thể rèn luyện được. Và nếu bạn tập hợp chúng lại thì bạn có thể nói rằng hạnh phúc là một kỹ năng có thể luyện tập được.
Vậy rèn luyện tâm trí như thế nào để hạnh phúc hơn?
Hãy dành 15 phút mỗi ngày để nghĩ về những trải nghiệm hạnh phúc
Hãy bắt đầu bằng việc nghĩ về những trải nghiệm hạnh phúc từ 10-15 phút mỗi ngày – Ricard nói.
Thông thường khi chúng ta trải qua cảm xúc hạnh phúc và yêu thương, nó chỉ là thoáng qua, rồi sau đó sẽ có chuyện gì đó xảy ra, chúng ta sẽ chuyển qua suy nghĩ tiếp theo. Vậy thay vào đó, hãy tập trung để tâm trí bạn không bị phân tâm, tập trung vào những cảm xúc tích cực trong một khoảng thời gian lâu hơn.
Và nếu bạn luyện tập như thế hằng ngày, thậm chí là chỉ 2 tuần sau, bạn có thể nhận thấy một tinh thần tích cực hơn. Và nếu bạn luyện tập khoảng 50 năm giống như Ricard, bạn cũng có thể trở thành một “ông hoàng” hạnh phúc.
Điều này được các nhà khoa học thần kinh đồng tình. Trong nghiên cứu của mình, Davidson đã phát hiện ra rằng, thậm chí chỉ cần 20 phút ngồi thiền mỗi ngày cũng có thể làm mỗi người hạnh phúc hơn nhiều.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- 4 bí ẩn về ngày Giáng sinh ít ai biết: Hé lộ thân thế ông già Noel, sự thật về đàn tuần lộc khiến ai cũng rợn người
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Sinh vật bí ẩn ám ảnh cả nước Mỹ suốt nửa thế kỷ, ngoại hình kinh dị nhìn qua cũng thấy rùng mình
- Thành phố lạnh nhất thế giới, với nhiệt độ xuống tới âm 65 độ C. Người dân sống ở đó như thế nào?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%