Không khó để tìm đến dịch vụ cung cấp tinh trùng đầy rẫy trên mạng hoặc được “cò giống” tiếp cận trước cổng các bệnh viện. Việc mua bán “giống” không chỉ gây tác hại khó lường mà còn dẫn đến nhiều hệ lụy.
|
Các “cò giống” tiếp cận một phụ nữ trước cổng Bệnh viện Từ Dũ
Trai bao… “giống”!
“Công ty chúng tôi là một trong những nhà kinh doanh đi đầu trong lĩnh vực dịch vụ hot này. Lĩnh vực mà công ty chúng tôi hoạt động kinh doanh là: Cung ứng các bạn trai trẻ, khỏe, với các mẫu đàn ông Xmen khác nhau và các dịch vụ như cung ứng tinh trùng cho các gia đình hiếm con mà người chồng không thể làm được việc đó. Giá cả cạnh tranh, tác phong làm việc nhanh nhẹn. Cơ chế thoáng, phù hợp với xu thế thời đại và xã hội đang phát triển. Công ty sẽ đáp ứng theo yêu cầu của khách hàng về ngoại hình, tính cách, sở thích, khả năng giao tiếp… của các bạn nam”. Đây là nguyên văn lời rao “hấp dẫn” của trai bao online.
Trai bao online cũng không quên nhắc tới các điều kiện trao đổi “giống”: “Tùy theo thời gian và nhu cầu mà khách hàng phải thanh toán chi phí cho các dịch vụ của công ty ở các mức khác nhau”. Tỏ ra cẩn trọng, công ty chỉ nhận khách liên hệ qua email và liên lạc qua website. Tuy nhiên, chúng tôi lần tìm địa chỉ công ty thì website này chỉ thông tin mơ hồ ở “phường Đống Đa, Hà Nội”.
Ngoài các trang web, trên mạng còn rất nhiều cá nhân rao bán “giống”. Một người tự xưng là sinh viên năm thứ 3 Trường Đại học Bách khoa Hà Nội “tiếp thị” sỗ sàng: “Cao 1,71 m, ngoại hình khá, giao tiếp tốt, không bệnh tật, gia đình, dòng họ không ai bị bệnh di truyền, cần tiền để nộp học phí nên cần bán tinh trùng với giá là 4 triệu đồng”. Người này cũng chỉ liên hệ với “khách hàng” qua email deptrai…@yahoo.com.vn.
Qua một trang web khác, chúng tôi cũng thấy những lời rao tương tự: “Ai cần mua tinh trùng, tôi xin bán. Có gì liên hệ yahoo: ban_tinhtrung_90”, “Tôi cao 1,78 m, nặng 70 kg. Ai có nhu cầu thì liên hệ với tôi”... Đọc qua những lời rao này, chúng tôi cảm nhận có không ít người xem chuyện bán “giống” là công việc “làm ăn” đích thực.
Chuyên nghiệp
Chọn ngẫu nhiên một người muốn bán tinh trùng trên một trang rao vặt, tôi và cô bạn điện thoại đề nghị được thương lượng để mua “giống”. Đầu dây bên kia là giọng một người đàn ông lơ lớ. Khi biết bạn tôi có nhu cầu mua tinh trùng để thụ tinh nhân tạo, ông ta im lặng hồi lâu rồi hẹn gặp tại một quán cà phê trên đường Trần Văn Đang, quận 3 - TPHCM.
Gặp chúng tôi, ông ta tự giới thiệu tên là Hai B. Sau một hồi trao đổi, Hai B. cho biết ông ta chỉ là cò rao bán hộ cho một người bà con, nếu thỏa thuận được giá cả thì hai bên sẽ gặp mặt trực tiếp để “tiến hành công việc”. Thấy bạn tôi còn khá trẻ, Hai B. tỏ ra nghi ngại, cứ hỏi về chuyện gia đình. Khi nghe bạn tôi trút nỗi niềm vì đã lấy chồng được 5 năm nhưng vẫn chưa có con, chồng đi khám bác sĩ có kết quả bị vô sinh…, Hai B. yên tâm vào thẳng chuyện mua bán.
Khi chúng tôi thắc mắc “nếu không thấy mặt mũi, hình thức người bán thì sao yên tâm”, Hai B. nhanh nhảu: “Các cô không cần lo, không ưng đứa này, tôi đổi đứa khác, bảo đảm người của tôi không có đứa nào xấu xí, bệnh tật. Nếu muốn yên tâm thì đồng ý giá cả rồi đi xem mặt luôn”. Đến đây, Hai B. tỏ ra là một “cò giống” chuyên nghiệp chứ không còn là kẻ môi giới cho người bà con như thoạt đầu ông ta giới thiệu.
Sau cùng, cuộc mua bán cũng được ngã giá với toàn bộ chi phí cho một lần lấy tinh trùng là 20 triệu đồng, gồm các chi phí xét nghiệm, tiền bồi dưỡng sức khỏe và tiền thanh toán cho người thực hiện. Thấy bạn tôi còn chần chừ, Hai B. thăm dò: “Nên lấy trực tiếp tại khách sạn thì đỡ tốn tiền hơn, lại kín đáo”. Viện cớ phải bàn thêm với chồng, bạn tôi tháo lui nhưng cũng phải đưa Hai B. 200.000 đồng gọi là công tư vấn.
Không chỉ rao công khai trên mạng, nắm bắt tâm lý của những cặp vợ chồng hiếm muộn, các “cò giống” còn lượn lờ trước nhiều cổng bệnh viện để kiếm “mồi”. Qua nhiều ngày lân la tìm hiểu, chúng tôi làm quen được với cò K. - người thường xuyên môi giới tinh trùng cho các cặp vợ chồng có nhu cầu. Cũng với cách thương lượng nhưng để giữ chân khách, cò K. không ngần ngại đưa chúng tôi đến trước cổng Bệnh viện Từ Dũ - TPHCM để trực tiếp gặp người bán “giống”.
Cô bạn tôi được cò K. giới thiệu một thanh niên tên T. quê miền Tây, với dáng người gầy gò, nước da đen nhẻm. T. cho biết vì vợ mới sinh nở, gia cảnh khó khăn nên muốn bán tinh trùng mua sữa cho con. Dù khẳng định đây là lần đầu tiên bán “giống” nhưng đến khâu ngã giá, T. lại tính toán rành mạch chi phí trong từng giai đoạn xét nghiệm, làm thủ tục… khiến chúng tôi không khỏi bất ngờ. Theo lời T., việc lấy tinh trùng tại bệnh viện mất nhiều thời gian nên anh ta khuyên bạn tôi lên lấy trực tiếp tại khách sạn. T. cam đoan: “Nếu không có thai thì không nhận số tiền 15 triệu đồng”.
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?