Một phiên toà có thể nói là hi hữu khi bị cáo bị chính bạn tù cùng phòng viết đơn tố cáo vì "kể chuyện mình phạm tội"...
Bà Nguyễn Thị Thắng cho biết, bản thân cũng bất ngờ việc ông Thái bị bắt. |
Trưởng, Phó công an xã Văn Hán và đại diện Công an huyện Đồng Hỷ
Sự việc được chính quyền và công an địa phương lập biên bản, thu giữ tang vật Sinh dùng để đánh bà Thắng. Tại buổi hoà giải, bà Thắng yêu cầu gia đình Sinh phải bồi thường hơn 50 triệu đồng, song ông Nguyễn Văn Thái (bố đẻ, người giám hộ cho Sinh) chỉ đồng ý bồi thường cho bà Thắng 20 triệu đồng. Như vậy, nếu ông Thái là người đánh bà Thắng thì làm sao đủ tư cách pháp lý để giám hộ cho con trai mình, chính Sinh khẳng định ông Thái không đánh bà Thắng và tại phiên toà ông Thái cũng một mực “kêu oan”.
Điều đáng nói hơn, đây không phải vụ án đặc biệt nghiêm trọng nhưng lại bộc lộ nhiều dấu hiệu oan sai với bị cáo Thái. Bởi trong vụ án, chứng cứ buộc tội lỏng lẻo, thiếu căn cứ. Vì vậy, có tới 3 luật sư tham gia bào chữa cho bị cáo. Luật sư Nguyễn Hoàng Hải (văn phòng Luật sư Hoàng Hải, Hà Nội) cho biết: “Nhận thấy vụ án có nhiều dấu hiệu bất thường, khả năng cơ quan công an huyện Đồng Hỷ cố tình làm sai lệch hồ sơ, đẩy người dân vộ tội vào vòng lao lý, vì vậy 3 luật sư thuộc 3 văn phòng luật sư khác nhau đã quyết định bào chữa miễn phí cho ông Thái, đồng thời làm rõ những vi phạm của cơ quan tố tụng huyện Đồng Hỷ”.
Cũng tại phiên toà, hai người được cơ quan điều tra đưa vào làm nhân chứng là Nguyễn Thị D, Lê Thị H đều khẳng định là không nhìn thấy ông Thái đánh bà Thắng. Nhân chứng D bức xúc tại toà: “Tôi không nhìn thấy ông Thái đánh bà Thắng mà chỉ nghe bà ấy kể thôi, tôi có biết gì đâu mà làm chứng”.
Ngay cả một người đại diện cho chính quyền xã cũng có những ý kiến trái chiều. Ông Hoàng Tiến Thăng – Công an viên xã Văn Hán (người lập biên bản vụ việc) khẳng định trước HĐXX: “Nói tôi là nhân chứng thì cũng không đúng vì tôi không trực tiếp chứng kiến vụ việc”. Ông Thắng cho biết, sau khi ông Nguyễn Tiến Lộc (trưởng xóm) điện thoại cho ông thông báo sự việc, ông mới đến nhà bà Thắng để lập biên bản ghi lại hoàn toàn theo lời kể lại của bà Thắng.
Ngôi nhà ông Tháo chênh vênh giữa đồi heo hút
Tiếp đến là lời khai đầy mâu thuẫn của bị hại và người làm chứng duy nhất là Nguyễn Văn Tuấn tại phiên toà. Bà Thắng khẳng định bị đánh rồi mới kêu… nhưng nhân chứng lại một mực: “nghe thấy tiếng kêu, chạy ra thì nhìn thấy ông Thái đánh bà Thắng…”. Đây là một tình tiết hết sức quan trọng để HĐXX xem xét, làm rõ có hay không việc bị hại và người làm chứng đang cố tình “dàn dựng” nên lời khai đầy mâu thuẫn.
Bị bạn cùng buồng tạm giam… tố giác
Trong một diễn biến vô cùng hi hữu khác, VKSND huyện Đồng Hỷ tiếp tục đưa ra “chứng cứ” để buộc tội bị cáo Thái là việc hại bị can cùng phòng giam V10 (Trại tạm giam Công an tỉnh Thái Nguyên) là Phạm Văn Hải và Đào Đức Thiện đã làm đơn tố cáo đến cơ quan CSĐT sau khi nghe ông Thái… kể lại việc dùng gậy gỗ đánh bà Thắng!?
Theo Công văn số 439 của VKSND huyện Đồng Hỷ ký ngày 6/10/2014, trong khi giải quyết vụ án, ngày 16/9/2014, Trại tạm giam Công an tỉnh Thái Nguyên đã nhận được đơn tố cáo của can phạm Văn Hải (SN 1969) và Đào Đức Thiện (SN 1974) là các bị can tạm giam tại phòng giam V10 cùng với bị can Thái như sau: Trong thời gian bị giam chung với ông Thái, bị can Thái có kể với Hải và Thiện nghe việc ông Thái có hành vi dùng gậy gỗ đánh bà Thắng gây thương tích ngày 07/7/2013 tại xóm Phả Lý, xã Văn Hán, Đồng Hỷ, Thái Nguyên.
Công văn này cùng cho biết, bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an huyện Đồng Hỷ, bị can Thái không nhận tội, sau khi bị chuyển đến Trại giam Công an tỉnh Thái Nguyên đã nhận tội. Nói về việc nhận tội, tại phiên toà xét xử bị cáo Thái đã khai: “Các cán bộ đe doạ nêu stooi không nhận tội thì con trai phải vào tù, bậc làm cha, tôi không muốn điều đó xảy ra. Tuy nhiên, khi được nghe luật sư phân tích, tôi đã hiểu rằng nếu nhận tội thay con sẽ là trái pháp luật. Chính vì vậy, tôi đã quyết định khi ra toà sẽ phản cung”.
Kết thúc phiên xét xử, HĐXX đã trả hồ sơ để điều tra lại vì phát sinh tình tiết mới là “Đơn tố cáo của can phạm đối với bị cáo Thái”. Đồng thời, chủ toạ phiên toà yêu cầu làm rõ chứng cứ, tài liệu của bị cáo Nguyễn Văn Thái và người làm chứng là chị Nguyễn Thị Lan (SN 1971) vợ bị cáo Thái về việc có băng ghi âm liên quan đến vụ án, cụ thể là việc “thoả thuận” với một cán bộ ở VKSND huyện Đồng Hỷ trước khi vụ án được đưa ra xét xử.
Có thể thấy rằng, việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Văn Thái đã khiến dư luận tỉnh Thái Nguyên vô cùng bức xúc trong thời gian qua. Trong khi đó, việc đưa ra các nhân chứng “trên trời” của các cơ quan tố tụng huyện Đồng Hỷ càng khiến những người tham dự phiên toà hoài nghi về một bản án “oan sai” có thể đẩy người dân vô tội vào vòng lao lý.
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?