Công ơn dưỡng dục chưa kịp đáp đền, Liều lại giở trò đồi bại với chính đứa cháu nội của cô ruột mình.
|
“Nuôi ong tay áo”
Bị cáo tên Nguyễn Văn Liều, SN 1970, ngụ tại xã Hồng Kim, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Cha bị hại và bị cáo là anh em cô cậu ruột. Ngay từ nhỏ Liều đã sớm chịu cảnh mồ côi cha, mẹ đi lấy chồng khác khiến Liều bơ vơ. Người cô ruột thương tình, đem về nuôi dưỡng.
“Nuôi hắn lớn, mẹ tui còn bỏ tiền ra cưới vợ, rồi bỏ tiền ra dựng nhà. Bà còn cho đất, để hắn có rẫy trỉa bắp, trỉa lúa, nuôi vợ con”, cha bị hại kể. Công ơn dưỡng dục chưa kịp đáp đền, Liều lại giở trò đồi bại với chính đứa cháu nội của cô ruột mình.
Mọi chuyện xảy ra vào một sáng tháng 7/2014, khi Liều đang đi bộ đến nhà người quen trong bản chơi thì gặp cháu Nguyễn Thị Diệu (9 tuổi, ngụ cùng thôn) đang chăn bò trên đồi. Liều đứng dưới sườn dốc, nhìn lên đồi cao, ngẩn ngơ thấy chiếc váy thổ cẩm của cô bé bay lất phất trong gió. Dục vọng của người đàn ông có tuổi bất chợt nổi lên. Liều tiến đến gạ gẫm cô bé, nhưng không được đồng ý.
Trước khi nạn nhân kịp bỏ chạy, Liều đã vươn cánh tay chắc nịch về phía cô bé, bịt kín miệng rồi bồng nạn nhân đến hố công sự cũ trên đồi A Túc. Sau khi thực hiện xong hành vi đồi bại, thủ phạm dọa nạn nhân “không được nói cho bố mẹ biết” rồi đi về nhà, mặc kệ đứa cháu nằm đau đớn, tủi thân khóc trên đồi.
Mẹ nạn nhân đi rẫy về, bàng hoàng thấy con gái tóc tai rối bù, mặt mày thất thần, khóc liên tục. Gặng hỏi con gái mới biết chuyện, chị đau đớn ôm con vào lòng, hai mẹ con cùng khóc như mưa. Sau khi đem con đến trạm y tế xã để khám, chị làm đơn tố cáo sự việc với cơ quan chức năng.
“Ngày trước giận lắm, giờ chỉ thấy tội”
Bị cáo ốm nhom, da mặt xanh xao, đứng ủ rủ trước vành móng ngựa. Chốc chốc lại nhìn quanh, tìm bóng dáng người thân. Khi ánh mắt chạm đến khoẳng trống vắng lặng nơi hàng ghế dành cho người thân bị cáo, đôi vai người đàn ông rủ xuống, mặt đượm buồn.
Vợ và con bị cáo không đến tòa. Từ ngày bị bắt, vợ Liều chưa một lần vào trại thăm chồng, hay “tiếp tế” vật chất. Không biết vì nhà nghèo, đường xa, hay chị vẫn còn giận hành vi đầy tội lỗi của chồng.
Đứng trước tòa, bị cáo nói giọng run run, sau khi phạm tội, bị cáo biết mình đã sai, nên rất hối hận. Bị cáo vào rẫy, ngồi suy nghĩ, rồi quyết định ra nhận tội với làng, đến công an xã tự thú.
Vẻ mặt ăn năn, bị cáo Liều quay đầu nhìn gia đình bị hại, nhỏ giọng, “bị cáo xin lỗi gia đình bị hại. Bị cáo xin lỗi hội đồng xét xử. Bị cáo biết sai rồi. Bị cáo hối hận lắm. Bị cáo sẽ cải tạo thật tốt, để về với vợ con”.
Quá trình xét xử, mỗi lần HĐXX nhắc đến quá trình phạm tội của Liều, cha bị hại nắm chặt hai tay trên bàn. Người đàn ông như cố sức để ngồi thẳng lên, đôi vai gồng cứng ngắc, khuôn mặt nhăn nhúm lại. Người vợ ngồi bên cạnh, liên tục đưa tay quyệt nước mắt. Chỉ có cô bé ngồi bên cạnh, cứ đứa mắt nhìn quanh, chốc chốc lại nằm dài trên bàn, tỏ vẻ buồn ngủ vì phải dậy sớm. Khi được HĐXX hỏi, cô bé nói nhỏ từng tiếng một, do không thạo tiếng Kinh, “cháu không còn nhớ. Cháu kể lại không được”.
Mẹ bị hại tâm sự: “Bị cáo cũng là người thân trong gia đình, nhưng vì quyền lợi của con gái, tôi không thể im lặng, phải đi tố cáo thôi. Phải để pháp luật trừng trị, mới làm người tốt được”. Chị bảo, đêm nào ngủ, chị cũng khóc, “con mình cũng như con người ta, sao lại gặp phải chuyện đau đớn. Mình làm mẹ, không bảo vệ được con, nên rất buồn. Giờ cả bản ai cũng biết chuyện, sau này con bé “mất giá” rồi”.
Bị cáo Liều trước tòa
Nghịch lý vừa bị hại, vừa “đền bù” thay thủ phạm
Sau khi Liều phạm tội, lẽ ra làng bắt vạ, phải làm ba lễ, một lễ đền cho làng, một lễ đền cho ba mẹ bị hại để hòa giải giữa hai bên, một lễ đền cho bị hại, nhưng vì nhà nghèo, bị cáo không có tiền đền. Mẹ bị hại phải bỏ tiền ra, mua một con dê, một con heo, một con gà, đưa cho vợ bị cáo.
Vợ bị cáo lại mang mấy thứ đó, sang nhà bị hại để làm lễ cúng, theo đúng phong tục của dân tộc mình. “Đó là lễ hòa giải, để hai gia đình xóa bỏ hiềm khích, tiếp tục sống hòa thuận với nhau. Nhưng vì phong tục, nên phải làm, chứ trong bụng không hết giận được”, mẹ bị hại giải thích.
Sau ngày Liều gây sự, vợ chồng chị hễ gặp vợ con Liều, đều chào hỏi đàng hoàng. “Mình còn giận, nhưng vẫn phải lịch sự. Mình chào hỏi họ, họ làm ngơ. Họ giận mình. Vì mình báo công an. Mình không báo công an không được. Vì quyền lợi con mình, và quyền lợi của những người khác nữa”, mẹ cô bé tâm sự. Chị bảo lúc chưa ra tòa, chị giận Liều rất nhiều. Nhưng rồi thấy Liều đứng trước vành móng ngựa, chị lại thấy tội. “Từ giờ phải xa vợ con, chắc là lâu lắm”, chị nói.
Cha bị hại cho biết, vợ chồng anh không có yêu cầu bồi thường nào, “nhà nghèo lắm, có bắt đền, vợ hắn cũng không có tiền để đền”. Anh cũng yêu cầu HĐXX giảm nhẹ án, để bị cáo sớm trở về với gia đình.
Do bị cáo là người dân tộc thiểu số (dân tộc Pacô), lại không biết chữ, nhận thức về luật pháp kém, trong phiên xử ngày 16/1/2015, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế đã tuyên phạt bị cáo 13 năm tù. Nghe mức án, đôi vai Liều rủ xuống, mặt càng trở nên xanh xao./.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!
- Cẩn trọng với dịch vụ đọc trộm tin nhắn trên mạng xã hội: Chiêu trò lừa đảo mới, đã có nạn nhân mất hàng trăm triệu đồng
- Những trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất theo quy định mới nhất, ai cũng nên nắm rõ
- 5 trường hợp vượt đèn đỏ không bị CSGT xử phạt
- Từ 2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm thì phải làm sao để được lái xe tiếp tục?
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%