Bí ẩn vị 'thần y' miệt vườn chuyên trị đau răng bằng... bùa ngải
Thứ tư, 14/05/2014 14:18

Tại Bến Tre, người dân đang kháo nhau về một người đàn ông có biệt tài chữa dứt bệnh đau răng cho hàng người bằng “bùa ngải”.

Với phương pháp đặc biệt này, người đàn ông này được mệnh danh là “thần y”

Với phương pháp đặc biệt này, người đàn ông này được mệnh danh là “thần y”

Đặc biệt, vị “thần y” này còn có khả năng chữa đau răng mà không cần phải gặp mặt bệnh nhân, tất cả việc điều trị chỉ qua điện thoại.

NỔI NHƯ CỒN TỪ NAM CHÍ BẮC

Những ngày qua, danh tiếng của vị “thần y” Trần Văn Linh (SN 1970, ngụ Xóm Cối, xã Thạnh Ngãi, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre) chuyên trị bệnh đau răng bằng “bùa ngải” kỳ lạ này đã lan ra toàn tỉnh Bến Tre và khắp các tỉnh miền Tây. Thậm chí, tại TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, các tỉnh Tây Nguyên và các tỉnh phía Bắc đều biết đến khả năng đặc biệt của ông Linh.

Để tìm hiểu thực hư về vị “thần y” danh tiếng này, chúng tôi tìm đến địa phương, nơi ông Linh đang sinh sống tại tổ 16 (khu phố 3, thị trấn Giồng Trôm, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre). Từ trung tâm tỉnh Bến Tre, chúng tôi phải vượt qua đoạn đường khá dài để đến được thị trấn Giồng Trôm. Từ đây, men theo con đường bê tông nông thôn, chúng tôi tiếp tục di chuyển bằng xuồng trên một con rạch nhỏ. Nơi ông Linh đang sinh sống là căn chòi tre lá tuềnh toàng, cao chừng 3m được chống tạm bởi những cây gỗ nhỏ. Bên trong không có gì quý giá ngoài chiếc võng vải và nhiều vật dụng sinh hoạt cần thiết hằng ngày.

Khi chúng tôi đến, ông Linh ra tiếp đón với thái độ khá niềm nở. Sau vài ngụm trà, chúng tôi mới lên tiếng với ông Linh là muốn tìm hiểu về phương pháp chữa bệnh đau răng đầy kỳ bí mang tên “bùa ngải” của ông. Thấy chúng tôi vượt một đoạn đường khá xa để đến nhà, ông Linh liền cười tươi và đồng ý tiết lộ phương pháp chữa bệnh của mình. Tuy nhiên, trước khi chia sẻ câu chuyện, ông Linh khẳng định với chúng tôi: “Từ khi học được phương pháp chữa trị đau răng này, tôi chỉ chữa bệnh miễn phí cho người bệnh. Tôi chưa bao giờ chữa bệnh để lấy tiền”.

Khi nghe ông Linh nói xong, chúng tôi đã hiểu ra ngay là người đàn ông này không phải dùng phương pháp chữa bệnh kỳ bí để kiếm tiền mà là “hành thiện cứu người”. Khi thấy chúng tôi hiểu rõ chuyện, ông Linh mới bắt đầu chia sẻ câu chuyện của mình. Ông Linh cho biết, ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình làm nông ở huyện Mỏ Cày Bắc. Nhà ông có tám anh em, ông Linh là con thứ sáu trong gia đình. Học chưa hết cấp hai thì đã nghỉ để phụ giúp gia đình. Năm 1992, ông Linh lấy vợ và sinh ba người con. Hiện các con ông Linh đã lớn, người con gái (22 tuổi) đầu lòng của ông đã lập gia đình và sinh sống tại xã Tân Nhựt (huyện Bình Chánh, TP.HCM). Hai người con còn lại đang ở quê nhà và đang đi học. Tại địa phương, ông Linh sống rất hài hòa, chưa hề mâu thuẫn với ai bao giờ. Ông Linh luôn tích cực tham gia đóng góp các khoản tiền xây dựng giao thông nông thôn. Ông Linh sống bằng nghề ghép cây giống để bán. Năm 2012, ông Linh chuyển về tổ 16 làm vườn và sống một mình trong căn chòi đơn sơ. Thỉnh thoảng ông mới về thăm gia đình mình ở Xóm Cối một lần.

LỜI NGUYỀN… KHÔNG ĐƯỢC ĂN THỊT CHÓ, MÈO

Tiếp tục chia sẻ về phương pháp chữa đau răng kỳ lạ của mình, ông Linh cho hay: “Sở dĩ tôi có biệt tài này là do cách đây 26 năm, tôi tình cờ được một người tên Út, thường gọi là thầy Út truyền nghề lại. Thời điểm đó, thầy Út khoảng 40 tuổi, nổi tiếng khắp xứ miệt vườn với biệt tài chữa đau răng mà không cần dùng thuốc. Một lần, thầy Út đi qua chỗ gia đình tôi sinh sống thì phát hiện tôi có tố chất đặc biệt nên ngỏ ý nhận làm đệ tử“. Sau nhiều năm khổ luyện các phương pháp chữa bệnh đau răng kỳ bí, tôi cùng thầy Út đi khắp nơi trong vùng chữa bệnh miễn phí cho dân. Đến khoảng năm 1990 thì thầy Út đi nơi khác và cho đến nay tôi không còn liên lạc hay tin tức gì về thầy nữa. Đặc biệt, “nghề” này phải khổ luyện, kiêng kỵ nhiều thứ được xem như là một lời nguyền, tuyệt đối không được ăn thịt chó, mèo... Hơn nữa, trong lúc bệnh nhân điều trị đau răng cũng không nên dùng các loại thức ăn trên vì sẽ bị phản tác dụng ngay”, ông Linh chia sẻ thêm. Thấy chúng tôi có vẻ mơ hồ, thắc mắc về phương pháp chữa bệnh kỳ hoặc này, ông Linh vui cười nói: “Bất kỳ người nào khi nghe tôi chia sẻ về phương pháp chữa bệnh này đều không hiểu gì cả.

Phương pháp chữa bệnh kỳ bí này có thể gọi là “bùa ngải” mà khoa học không thể lý giải hay chứng minh được. Những năm trước đây, tôi chỉ chữa bệnh khi gặp trực tiếp bệnh nhân (cũng chữa bằng phương pháp trò chuyện để xác định vị trí chiếc răng bị đau). Những năm sau này, thông tin liên lạc phát triển nên tôi mới vận dụng thử chữa trị đau răng qua điện thoại. Nhận thấy hiệu quả như nhau nên tôi tiếp tục vận dụng cho đến bây giờ”.

Có một sự trùng hợp, chúng tôi cũng đang bị đau răng mà chưa có thời gian đi nha sĩ, nay để xác nhận về tài nghệ, PV nhờ ông Linh điều trị cơn đau của chiếc răng cùng đang hoành hành từng cơn, ông Linh nhận lời ngay và bắt tay vào chữa trị. Ông Linh lại góc nhà, lục tìm chiếc búa (loại búa chặt gỗ) rồi mở túi ni lông màu đen lấy ra một cây đinh dài khoảng 5 – 6 cm. Sau đó, ông Linh tiến gần đến chỗ chúng tôi ngồi, cạnh cửa ra vào, bất ngờ hỏi “Chiếc răng nào bị đau, hàm trên hay hàm dưới?”. Chúng tôi đáp nhanh “Chiếc răng cùng, ở hàm dưới”. Dứt lời, ông Linh dùng tay phải nắm chắc cây đinh rồi vẽ vẽ lên trụ gỗ dùng làm cột nhà. Ngay sau đó, ông Linh lấy chiếc búa đóng mạnh cây đinh vào cột gỗ và hỏi “còn đau không?”. “Chiếc răng cùng vẫn còn đau như ban đầu”, chúng tôi đáp. Ngay lập tức, ông Linh tiếp tục dùng búa đóng mạnh thêm lần nữa. Thật bất ngờ, lúc này tôi có cảm giác như chiếc răng đau của mình đang có sự chuyển động rất kỳ lạ và chỉ sau khoảng hai phút thì không còn đau nữa.

Theo quan sát của chúng tôi, tất cả các trụ gỗ trong nhà của ông Linh đều phủ dày đặc đinh sắt, thậm chí nhiều cây đinh khi nghe tôi chia sẻ về phương pháp chữa bệnh này đều không hiểu gì cả. Phương pháp chữa bệnh kỳ bí này có thể gọi là “bùa ngải” mà khoa học không thể lý giải hay chứng minh được. Những năm trước đây, tôi chỉ chữa bệnh khi gặp trực tiếp bệnh nhân (cũng chữa bằng phương pháp trò chuyện để xác định vị trí chiếc răng bị đau). Những năm sau này, thông tin liên lạc phát triển nên tôi mới vận dụng thử chữa trị đau răng qua điện thoại. Nhận thấy hiệu quả như nhau nên tôi tiếp tục vận dụng cho đến bây giờ”.

Có một sự trùng hợp, chúng tôi cũng đang bị đau răng mà chưa có thời gian đi nha sĩ, nay để xác nhận về tài nghệ, PV nhờ ông Linh điều trị cơn đau của chiếc răng cùng đang hoành hành từng cơn, ông Linh nhận lời ngay và bắt tay vào chữa trị. Ông Linh lại góc nhà, lục tìm chiếc búa (loại búa chặt gỗ) rồi mở túi ni lông màu đen lấy ra một cây đinh dài khoảng 5 – 6 cm. Sau đó, ông Linh tiến gần đến chỗ chúng tôi ngồi, cạnh cửa ra vào, bất ngờ hỏi “Chiếc răng nào bị đau, hàm trên hay hàm dưới?”.

Chúng tôi đáp nhanh “Chiếc răng cùng, ở hàm dưới”. Dứt lời, ông Linh dùng tay phải nắm chắc cây đinh rồi vẽ vẽ lên trụ gỗ dùng làm cột nhà. Ngay sau đó, ông Linh lấy chiếc búa đóng mạnh cây đinh vào cột gỗ và hỏi “còn đau không?”. “Chiếc răng cùng vẫn còn đau như ban đầu”, chúng tôi đáp. Ngay lập tức, ông Linh tiếp tục dùng búa đóng mạnh them lần nữa. Thật bất ngờ, lúc này tôi có cảm giác như chiếc răng đau của mình đang có sự chuyển động rất kỳ lạ và chỉ sau khoảng hai phút thì không còn đau nữa.

Theo quan sát của chúng tôi, tất cả các trụ gỗ trong nhà của ông Linh đều phủ dày đặc đinh sắt, thậm chí nhiều cây đinh đã rỉ sét theo thời gian. Khi chúng tôi đặt vấn đề, trường hợp cây đinh vừa đóng vào cột nhà được xem là phương pháp trị bệnh huyền bí mà nếu ai đó nhổ quẳng mất cây đinh này hoặc răng bị đau lại do lúc nhai nghiền thức ăn thì bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng gì và phải làm thế nào.

Ông Linh tươi cười nói: “Trường hợp cây đinh bị quẳng đi mất thì người bệnh sẽ bị đau răng trở lại ngay, còn nếu như răng bị đau trong lúc ăn uống, bệnh nhân cần gọi lại cho tôi để chữa trị lại từ đầu”.

Nguyễn Tâm (Công lý và xã hội) Minh Phương

Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu

Tag: than y Ben Tre , chua dau rang , chua benh bang bua ngai , Ben Tre , lang bam , me tin di doan , lua dao chua benh , tin , bao