BĐVN mới chỉ chăm chút cho đôi chân nhưng bỏ quên “cái đầu”, vì thế dù đời sống cầu thủ cao hơn mặt bằng chung của xã hội nhưng nhận thức của họ lại thấp hơn.
Tiền vệ Tài Em trong một lần đi tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi, một hình ảnh hiếm hoi đối với cầu thủ. Ảnh: THỌ TRUNG |
Hơn một thập kỷ đi theo con đường chuyên nghiệp, bóng đá Việt Nam đã giúp nhiều cầu thủ trở thành tỉ phú nhưng công tác giáo dục cho những ngôi sao sân cỏ thì vẫn như xưa. Thậm chí, cầu thủ giờ đây không được “dạy dỗ” đầy đủ bằng giai đoạn bóng đá bao cấp. Các CLB và cả VFF do quá chạy đua theo thành tích nên gần như cũng quên việc chăm lo “cái tâm, cái đầu” cho những đứa con của mình.
Theo ông Phạm Ngọc Viễn, Phó Chủ tịch VFF kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF), cầu thủ hư thì trách nhiệm trước tiên thuộc về CLB bởi đội bóng có trách nhiệm trực tiếp quản lý, giáo dục cầu thủ. Trong khi đó, ông Nguyễn Trọng Hỷ, Chủ tịch VFF, nhận xét: “Nhiều CLB hiện nay nuông chiều cầu thủ một cách thái quá. Gần như yêu sách nào của cầu thủ họ cũng đáp ứng, vì vậy cầu thủ mới mắc bệnh sao và coi thường tất cả”.
Trường hợp Huy Hoàng có thể là ví dụ tiêu biểu cho việc được nuông chiều. Không phải là CLB dư dả về tài chính nhưng SLNA lại rất cưng chiều những “biểu tượng của đội bóng”. Cách đây 3 năm, Huy Hoàng từng đánh tiếng muốn ra đi và SLNA ngay lập tức cho cầu thủ này hẳn một chức danh trong ban huấn luyện.
Ngay cả khi Huy Hoàng thể hiện phong độ rất đáng nghi ngờ trong chiều trận đấu mà dư luận lên án cầu thủ này đã cố tình chơi dưới sức, SLNA vẫn ra sức bảo vệ. Tiêu biểu là trận đấu SLNA thua Hà Nội ACB cuối mùa giải 2008 giúp đội bóng Hà Nội trụ hạng, Huy Hoàng cũng chỉ bị SLNA kỷ luật qua loa dù VFF có thúc ép đội bóng xứ Nghệ phải xử thật nặng trung vệ này.
Bản thân VFF cũng không thể chối bỏ vai trò “nhạc trưởng” định hướng các đội bóng giáo dục cầu thủ. Ông Hỷ thừa nhận: “Thông qua Ban Kỷ luật, VFF có thể ra những án phạt vừa là để răn đe vừa là để giáo dục cầu thủ. Tuy nhiên, rõ ràng việc kiểm soát cầu thủ bên ngoài sân cỏ là điều quá khó khăn. Nếu không có được sự giáo dục và đào tạo lâu dài, thường xuyên từ gốc thì khó mà mong cầu thủ Việt Nam cải thiện hình ảnh trong mắt người hâm mộ”.
Hiện nay, các đội bóng đều có những tuyến đào tạo trẻ và chọn lựa cầu thủ từ khi họ mới 10-11 tuổi. Tuy nhiên, rất ít CLB đề cao vấn đề chăm lo cho nhận thức và “cái đầu” của những cầu thủ nhí.
HLV Hoàng Văn Phúc của đội U16 Việt Nam nói: “Cầu thủ trẻ có thể phải tập 2 buổi/ngày ngoài sân bóng nhưng họ chỉ dành một khoảng thời gian rất ít trong ngày để học văn hóa”. Theo một số chuyên gia bóng đá, ngoài chuyên môn, hầu như chưa đội bóng nào quan tâm tới vấn đề đào tạo phẩm chất chuyên nghiệp và đưa môn “đạo đức cầu thủ” vào giảng dạy.
Ông Võ Quốc Thắng, Chủ tịch HĐQT VPF, cho biết: “Sau khi Ban Đạo đức ra đời, chúng tôi đề nghị phải có bộ quy tắc đạo đức cầu thủ Việt Nam. Thực ra cũng đã có quy tắc này nhưng hầu như chưa phát huy tác dụng bởi không có chế tài ràng buộc”.
Rất ít cầu thủ Việt Nam biết sẻ chia với xã hội và những người kém may mắn hơn. Đa số chỉ chạy đua theo những thú chơi tốn kém, trong đó có thú chơi siêu xe. |
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?