Ngày 24/5, phiên tòa xét xử bầu Kiên bước sang ngày thứ 5 với nội dung tập trung vào việc làm rõ nguồn vốn để KienLong Bank và VietBank mua trái phiếu ACBS và ACBI...
![]() |
'Bầu' Kiên yêu cầu CQĐT trả lại mình những tài liệu không liên quan. |
Theo đại diện KienLong Bank, KienLong Bank và ACB là mối quan hệ về đối tác phải thường xuyên giao dịch với nhau bởi đây là hoạt động hàng ngày, bình thường của các ngân hàng. Năm 2010, KienLongBank phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ thì có thêm các cổ đông thuộc ACB như ông Lê Vũ Kỳ, Phạm Trung Quang, Trịnh Kim Cang, còn ông Nguyễn Đức Kiên không phải là cổ đông của KienLongBank.
Người đại diện này cũng cho biết KienLong Bank không cho ACBS vay. Việc ACBS phát hành trái phiếu thì là do nhu cầu vốn của họ. Sau 8 hợp đồng, KienLongBank đã mua 1.500 tỉ trái phiếu của ACBS.
Còn đại diện VietBank cho biết, khi ACBS phát hành trái phiếu, không nhớ VietBank mua bao nhiêu. "Việc ACB có hỗ trợ VietBank mua trái phiếu hay không, tôi không rõ" - người đại diện cho biết.
Để làm rõ nội dung này, tòa đã dẫn lại lời khai của phó chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ VietBank, đại diện cho 10% vốn góp của ACB tại VietBank khai có trao đổi với ông Lý Xuân Hải và một số lãnh đạo của ACB là khi ACBS phát hành trái phiếu, VietBank mua. Nếu không có đủ vốn thì ACB sẽ hỗ trợ. Còn Phó phòng nguồn vốn VietBank thì cho biết nếu không có tiền ACB chuyển đến thì VietBank không thể mua trái phiếu của ACBS được.
Liên quan đến các tài sản, tài liệu của mình, phát biểu trước toà, "Bầu" Kiên nêu "trong cáo trạng có nói CQĐT yêu cầu ACB phong tỏa tài sản của tôi và gia đình tại ACB thì đó là trái pháp luật. Tôi được biết cơ quan điều tra đã thu giữ rất nhiều tài liệu ở nhà tôi nhưng không đưa vào hồ sơ điều tra vì không phải là tài liệu liên quan. Tôi yêu cầu trả lại cho tôi".
Trong phần tranh tụng tại toà, Luật sư Bùi Quang Nghiêm câu hỏi với ông Trần Đình Long - Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát để làm rõ hành vi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Tại tòa, ông Long cho biết, lời khai của bị cáo Kiên tại tòa là đúng. Nhắc lại sự việc, ông Long nói, bên Tập đoàn Hòa Phát muốn thoái vốn nên muốn mua lại cổ phần tại Công ty Cổ phần Thép Hòa Phát mà bị cáo Kiên sở hữu nên Kiên đồng ý bán.
“Chủ trương này là đúng, chính xác. Chủ trương là tôi và anh Kiên đã thống nhất" - ông Long cho biết.
Luật sư quay sang hỏi vấn đề này với bầu Kiên, bị cáo Kiên trả lời: "Tôi không quan tâm nhiều đến việc thanh toán. Tôi với anh Long là bạn bè, chúng tôi là 2 Chủ tịch của 2 tập đoàn rất lớn. Uy tín của chúng tôi không nằm ở 264 tỉ đồng. Lời nói của chúng tôi bằng hàng ngàn chữ ký”. Tuy nhiên, việc trình bày của bị cáo Kiên bị HĐXX cắt ngang và cho rằng, sẽ đưa lại trong phần tranh luận.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu


-
Kể từ bây giờ, người dân đi xe máy không chính chủ ra đường sẽ bị CSGT tịch thu xe, đúng không?
-
Cho mượn xe bị phạt nguội, chủ xe hay người lái phải nộp phạt?
-
Sau khi vi phạm giao thông bao lâu thì nhận được thông báo phạt nguội?
-
Đặc biệt lưu ý: Một hành vi có thể khiến chủ tài khoản ngân hàng bị phạt đến 100 triệu đồng, thậm chí đi tù 7 năm




-
Tỉnh nào sở hữu mỏ vàng có trữ lượng lớn nhất Việt Nam?
-
Các trường hợp cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố năm 2025
-
Sau khi vi phạm giao thông bao lâu thì nhận được thông báo phạt nguội?
-
Khánh Ly nói về căn nhà mua chung với Trịnh Công Sơn: 'Thực ra, tôi không bao giờ muốn trở lại nơi đó nữa'
-
Bảng xếp hạng tỷ phú 2025: Elon Musk chiếm ngôi vị người giàu nhất thế giới, Việt Nam có 5 đại diện
-
Tỉnh được coi là 'thủ phủ công nghiệp miền Bắc' có GRDP tăng trưởng cao nhất Việt Nam quý 1/2025
-
Nếu không muốn mất sạch tiền trong tài khoản thì đừng bao giờ tìm kiếm cụm từ này trên Google
-
Không thể tảo mộ và cúng Thanh Minh đúng ngày Tết Thanh Minh, có thể lựa chọn ngày khác được không?