Chỉ cách khu vực sạt lở ở bãi thải của xóm Khuôn 1 chưa đầy 1km, tại một bãi thải than khác nằm trong khu vực của xóm Khuôn 3, Phục Linh, Đại Từ, Thái Nguyên đã xuất hiện những vết nứt lớn cực kỳ nguy hiểm và việc sạt lở xảy ra là hoàn toàn có thể.
|
Mặc dù đã tích cực triển khai công tác cứu hộ suốt 3 ngày qua, thế nhưng, đến ngày hôm nay 18/4, thi thể 5 nạn nhân vẫn chưa được tìm thấy. Ban Tổ chức cứu nạn cứu hộ cũng đã đưa ra những phương pháp mới để tăng hiệu quả tìm kiếm.
Bài học về vụ việc sập lở đất ở Phục Linh đã gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh về mối nguy hiểm đe dọa những người dân sinh sống quanh các bãi phế thải của các khu hầm mỏ. Ngoài việc tiến hành công tác tìm kiếm, các cơ quan chức năng cần có những biện pháp kiểm tra đánh giá lại toàn bộ những khu bãi thải mà trước hết là những bãi thải than của khu mỏ than Phấn Mễ.
Vết nứt lớn xuất hiện trên khu vực bãi thải nằm ngay cạnh bãi thải vừa sạt lở
Những vết nứt ngày có nguy cơ rất lớn dẫn đến việc sạt lở, đe dọa tính mạng người dân
Theo điều tra riêng của PV, chỉ cách khu vực sạt lở ở bãi thải của xóm Khuôn 1 chưa đầy 1km, tại một bãi thải than khác nằm trong khu vực của xóm Khuôn 3, Phục Linh, Đại Từ, Thái Nguyên đã xuất hiện những vết nứt lớn cực kỳ nguy hiểm và việc sạt lở xảy ra là hoàn toàn có thể.
Kể từ khi vụ sạt lở ở xóm Khuôn 1 xảy ra, gần 300 nhân khẩu ở xóm Khuôn 3 sống dưới chân bãi thải than luôn “nơm nớp” lo sợ về mối nguy hiểm sạt lở có thể cướp đi tính mạng mình bất cứ lúc nào. Nhiều người đã phải chuyển đến nhà người thân sống một thời gian, đợi mọi việc ổn định mới dám quay về.
Ngoài lo lắng về tính mạng, nhiều năm nay nguồn nước của người dân nơi đây bị ô nhiễm nặng nề và luôn bốc mùi thuốc nổ.
Bác Lê Thị Thảo, một người dân ở xóm Khuôn 3 bức xúc: "Không cần phải pha trà, chỉ cần đun sôi là nước đã biến màu. Hiện nay có 60 hộ dân bị ô nhiễm nước ngầm, chúng tôi đã kiến nghị nhiều lần để mỏ than Phấn Mễ cung cấp nước sạch nhưng lần nào họ cũng trả lời không phải lỗi tại họ”. Không chỉ có nguồn nước ô nhiễm, khói bụi và tiếng ồn suốt ngày đêm mà hàng chục hecta ruộng trồng lúa nước cũng đã bị đất, đá thải xâm thực.
Vẫn còn hộ dân đang nguy hiểm dưới chân bãi thải
Được biết, bãi phế thải than Phấn Mễ với diện tích gần 100ha đất thu hồi của người dân ba xóm Khuôn 1, Khuôn 2 và Khuôn 3. Bãi thải này cũng bao quanh bởi đồng ruộng, nhà cửa, vườn tược của chính ba thôn này. Trước đây bãi thải vốn là một thung lũng phía dưới cấy lúa, còn phía trên trồng chè, trồng ngô. Nhưng từ khi mỏ than Phấn Mễ bắt đầu đổ phế thải (năm 2006) thì toàn bộ diện tích đất đồi của ba thôn Khuôn 1, 2, 3 đều biến thành bãi đổ thải.
Ông Dương Ngọc Long (giữa) đến hiện trường sạt lở để chỉ đạo
Chiều 17/4, PV đã có cuộc trao đổi nhanh với ông Dương Ngọc Long – Chủ tịch tỉnh Thái Nguyên tại hiện trường vụ sạt lở. Khi phóng viên đặt câu hỏi về mối nguy hiểm của các vết nứt xuất hiện trên khu vực bãi thải của xóm Khuôn 3, ông Long im lặng hồi lâu và cho biết: “Về vấn đề này, chúng tôi cũng chưa nắm rõ, sẽ cho người tiến hành điều tra để có biện pháp xử lý, không để ảnh hưởng đến tính mạng người dân. Tuy nhiên, nhiệm vụ trước mắt đặt lên hàng đầu vẫn là tìm kiếm thi thể của 5 nạn nhân đang bị vùi lấp”.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?