Nhiều hộ dân tại xã Điện Dương (H.Điện Bàn, Quảng Nam) đã không ngăn được dòng nước mắt khi đứng trước căn nhà đổ nát sau khi bão số 11 quét qua.
Căn nhà chị Phạm Thị Bé (34 tuổi, trú tại thôn Quảng Gia, xã Điện Dương) bị bão đánh sập |
Đến 15h chiều nay 15/10, người dân tại hai địa phương Điện Bàn và TP.Hội An phải quay vào nhà trú ẩn trở lại bởi gió bão vẫn chưa thôi giật.
Trong đó khi, nhiều hộ gia đình có nhà bị tốc mái hoàn toàn hoặc bị gió đánh sập đang lâm cảnh “màn trời chiếu đất” buộc phải tạm trú tại nhà hàng xóm.
TP.Hội An ngổn ngang sau bão số 11
Cây cối gãy đổ chắn ngang đường
Nhiều ngôi nhà bị tốc mái, văng tấm lợp đi xa cả chục mét
Một căn nhà tại xã Điện Dương (H.Điện Bàn) bị gió bão giật sập
Bà Đinh Thị Năm (xã Điện Dương) đã bật khóc khi thấy ngôi nhà chỉ còn là đống gạch
Nhà dân bị tốc mái hoàn toàn, người dân lâm cảnh “màn trời chiếu đất”
Lực lượng bộ đội Quân khu 5 vào tâm bão Hội An giúp dân khắc phục hậu quả
Bà Định Thị Năm (50 tuổi, trú tại thôn Hà My Đông B, xã Điện Dương) vẫn chưa hết bàng hoàng, kể lại: “Khoảng 3h sáng 15/10, tôi ra quán để lấy đồ ăn thì bất ngờ bão ập đến. Khi tôi vừa thoát ra ngoài thì bức tường phía trước căn nhà đổ sập hoàn toàn”.
Theo bà Năm, cơn bão số 11 diễn biến rất phức tạp. Trước khi căn nhà bị sập do bão gây ra, trời hoàn toàn im ắng. Thậm chí, bà Năm không hề nghe tiếng gió giật vào hàng cây xung quanh nhà.
Thế nhưng, khi chưa kịp rời khỏi nhà thì bão bất ngờ đến. “Cơn bão Xangsane (năm 2006) nhà tôi chỉ bị giật tung mái nhà, còn cơn bão này đã giật đổ một bờ tường”, bà Năm nói.
Bộ trưởng Bộ NN-PTNT kiểm tra tại Hội An Ngày 15/10, ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT đã đến TP.Hội An (Quảng Nam) để kiểm tra tình hình thiệt hại do bão số 11 gây ra. Tại cuộc khẩn với lãnh đạo tỉnh Quảng Nam, ông Phát đã yêu cầu địa phương khẩn trương tổ chức công tác giúp dân khắc phục hậu quả để sớm ổn định cuộc sống. Ông cũng đề nghị tỉnh Quảng Nam cần chủ động ứng kinh phí để giúp dân khắc phục hậu quả, nắm bắt tình hình báo cáo Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ.
Chị Phạm Thị Bé (34 tuổi, trú tại thôn Quảng Gia, xã Điện Dương) cho biết bão số 11 chính thức gây hại vào lúc 5h sáng 15/10. Vào thời điểm đó, cả gia đình chị đang tạm trú tại một địa điểm an toàn nhưng vẫn cảm nhận gió bão “táp” mạnh vào trần nhà.
“Đến sáng, vợ chồng tôi trở lại kiểm tra thì căn nhà đã đổ sập hoàn toàn. Cơ ngơi bao nhiêu năm vợ chồng tôi tích cóp giờ chỉ là đống gạch vụn, xót lắm chú ơi”, chị Bé bật khóc.
Khi vào bên trong căn nhà, PV Thanh Niên Online chứng kiến toàn bộ mái nhà đã hoàn toàn bị lật. Các bờ tường bên trong cũng bị sập xuống đè lên các vật dụng như xe đạp, xe máy, bàn ghế…
Ông Hồ Lường (62 tuổi, trú tại thôn Quảng Gia) cũng rơm rớm nước mắt khi từ nơi trú ẩn trở về ông thấy căn nhà kiên cố đã bị tốc mái hoàn toàn. Không những vậy, nhiều tài sản bên trong đã bị ướt, hư hỏng do vật cứng đè phải.
Ông Lường nghẹn ngào: “Cơn bão khủng khiếp năm 2006 đã làm sập hoàn toàn căn nhà. Tôi tích góp tiền để làm lại căn nhà này thì đến giờ mái nhà bị bung hoàn toàn. Nhiều tấm lợp bị gió ném xa hàng trăm mét”.
Chiều 15/10, trong khi gió bão vẫn đang hoạt động rất mạnh thì các chiến sĩ thuộc trung đoàn 143, sư đoàn 315 (Quân khu 5) đã khẩn trương đến nhiều khu vực dân cư tại TP.Hội An bị thiệt hại để tiến hành công tác giúp dân.
Theo báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão (BCH PCLB) Quảng Nam, đã có 3 người chết, gồm: ông Trương Chạy (84 tuổi, ở xã Điện Phương, H.Điện Bàn) vì bị sụp nhà xưởng; ông Phạm Văn Quy (32 tuổi, tại xã Điện Phong, H.Điện Bàn) bị ngã khi chèn nhà và một bé gái bị vùi khi sạt lở đất ở H.Nông Sơn.
Cơn bão số 11 qua địa phương đã khiến trên 5.000 ngôi nhà bị tốc mái, trên 180 nhà đổ sập; hàng ngàn cây ăn quả cùng gần 3.000 ha cây lâm nghiệp bị gãy đổ.
Nhiều tuyến đường tại TP.Hội An đã ngập sâu trong nước. Theo dự báo, mực nước lũ sẽ lên nhanh do mưa lớn ở thượng nguồn. Trong khi đó, các thủy điện thượng nguồn đã bắt đầu xả lũ.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%