Bảo vệ sức khỏe trẻ em trong mùa lạnh
Thứ tư, 04/01/2012 16:56

Bạn không nên chỉ giữ trẻ ở nhà suốt ngày trong mùa lạnh, khi trời có nắng bạn nên đưa trẻ ra ngoài để hấp thụ ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên khi ra ngoài trong mùa lạnh bạn nên đội nón và che tai cho bé cẩn thận.

1. Giữ cho trẻ thật ấm, nhưng không làm cản ngại mọi hoạt động, dịch chuyển của bé. Đặc biệt là đối với giày. Nếu bạn mang giày và vớ cho bé quá chật, máu sẽ khó lưu thông, làm cho đôi bàn chân bé trở nên lạnh lẽo hơn.

2. Khi bạn mặc áo ấm cho bé để đi học hay ra ngoài, chú ý chọn loại áo giúp bé thông thoáng, dễ thở và đặc biệt không thấm nước, vì hơi sương sẽ thấm vào áo làm bé lạnh hơn. Không sử dụng chất liệu cotton mà nên sử dụng len vì cotton dễ bị thấm nước.

3. Trẻ được hấp thụ đầy đủ dưỡng chất sẽ dễ dàng đánh bại những cơn ho và cảm cúm, sổ mũi – các căn bệnh thường niên trong mùa lạnh. Bạn nên chú ý bổ sung cho trẻ nhiều vitamin C, ăn nhiều trái cây tươi và rau, phômai và sữa chua.

4. Khi thời tiết lạnh, bạn nên kiểm tra lại các thiết bị sưởi ấm trong nhà, máy nước nóng, chăn điện, quạt sưởi… để đảm bảo các thiết bị không bị rò rỉ, chập điện, nguy hiểm đến tính mạng. Các thiết bị sưởi ấm phải để xa tầm tay trẻ em và được che chắn cẩn thận, đảm bảo trẻ sẽ không nghịch hoặc với tới được.

5. Nên bỏ thêm vài đôi vớ, găng tay, nón len… cho trẻ trong cặp sách để đảm bảo trẻ luôn có đầy đủ các thiết bị bảo hộ khi ra ngoài.

6. Tránh những nơi có gió lùa trực tiếp. Không đặt bé gần cửa sổ, cửa chính đang mở hoặc những khe cửa nhiều gió. Ngay cả quạt trần với người lớn là mát mẻ nhưng với bé là đủ tạo nên gió lạnh.

7. Khi trẻ ra đường, bạn nên đeo khẩu trang bảo vệ mũi miệng cho trẻ, đeo khăn quàng cổ cho trẻ, và dặn trẻ tránh hoạt động quá nhiều để gây ra mồ hôi.

Ảnh minh họa

8. Khi bạn bị cảm cúm hoặc bé bị cảm, bạn phải tránh hôn ở vùng mặt hoặc quanh miệng bé.

9. Khi bị sổ mũi, bạn nên hắt hơi vào khăn giấy và vứt bỏ khăn giấy ngay sau khi sử dụng. Không nên dùng khăn lau mặt để chùi mũi.2. Giữ cho trẻ thật ấm, nhưng không làm cản ngại mọi hoạt động, dịch chuyển của bé. Đặc biệt là đối với giày. Nếu bạn mang giày và vớ cho bé quá chật, máu sẽ khó lưu thông, làm cho đôi bàn chân bé trở nên lạnh lẽo hơn.

3. Khi bạn mặc áo ấm cho bé để đi học hay ra ngoài, chú ý chọn loại áo giúp bé thông thoáng, dễ thở và đặc biệt không thấm nước, vì hơi sương sẽ thấm vào áo làm bé lạnh hơn. Không sử dụng chất liệu cotton mà nên sử dụng len vì cotton dễ bị thấm nước.

4. Trẻ được hấp thụ đầy đủ dưỡng chất sẽ dễ dàng đánh bại những cơn ho và cảm cúm, sổ mũi – các căn bệnh thường niên trong mùa lạnh. Bạn nên chú ý bổ sung cho trẻ nhiều vitamin C, ăn nhiều trái cây tươi và rau, phômai và sữa chua.

5. Khi thời tiết lạnh, bạn nên kiểm tra lại các thiết bị sưởi ấm trong nhà, máy nước nóng, chăn điện, quạt sưởi… để đảm bảo các thiết bị không bị rò rỉ, chập điện, nguy hiểm đến tính mạng. Các thiết bị sưởi ấm phải để xa tầm tay trẻ em và được che chắn cẩn thận, đảm bảo trẻ sẽ không nghịch hoặc với tới được.

6. Nên bỏ thêm vài đôi vớ, găng tay, nón len… cho trẻ trong cặp sách để đảm bảo trẻ luôn có đầy đủ các thiết bị bảo hộ khi ra ngoài.

7. Tránh những nơi có gió lùa trực tiếp. Không đặt bé gần cửa sổ, cửa chính đang mở hoặc những khe cửa nhiều gió. Ngay cả quạt trần với người lớn là mát mẻ nhưng với bé là đủ tạo nên gió lạnh.

8. Khi trẻ ra đường, bạn nên đeo khẩu trang bảo vệ mũi miệng cho trẻ, đeo khăn quàng cổ cho trẻ, và dặn trẻ tránh hoạt động quá nhiều để gây ra mồ hôi.

9. Khi bạn bị cảm cúm hoặc bé bị cảm, bạn phải tránh hôn ở vùng mặt hoặc quanh miệng bé.

10. Khi bị sổ mũi, bạn nên hắt hơi vào khăn giấy và vứt bỏ khăn giấy ngay sau khi sử dụng. Không nên dùng khăn lau mặt để chùi mũi.

Phunuonline/RD
Tag: Chăm sóc bé mùa lạnh , Trẻ em , Sức khỏe trẻ em , Mẹ và bé