10/10 là ngày đầu tiên ga Sài Gòn bán vé tàu tết theo hai hình thức: bán vé qua nhắn tin SMS và bán vé cho trường hợp đặt chỗ qua mạng.
![]() |
Một hành khách đã nhắn tin nhận số thứ tự hẹn ngày mua vé đến ga Sài Gòn nhận vé sáng 10/10. |
Tuy nhiên từ ngày 9/10, nhiều hành khách đã vào mạng đặt chỗ mua vé tàu tết thành công.
Mỗi ngày bán 400 số thứ tự
Đúng 7h ngày 10/10, hành khách đến ga Sài Gòn (TP.HCM) để mua vé theo lịch hẹn qua tin nhắn đặt chỗ trước đó. Ga Sài Gòn bố trí tám quầy bán vé tàu tết trên lầu 1. Tại các cầu thang dẫn lên lầu, bảo vệ nhà ga đứng kiểm tra tin nhắn đặt chỗ của hành khách. Những hành khách có tin nhắn hợp lệ và đúng theo lịch hẹn sẽ được lên lầu chờ gọi đến số thứ tự để mua vé. Ga Sài Gòn chỉ giải quyết bán vé cho 400 số thứ tự mỗi ngày đối với trường hợp nhắn tin lấy số thứ tự. Trung bình mỗi hành khách mất khoảng 5 phút là nhận được vé.
Đã xuất hiện “cò” vé tàu tết
Do không chọn được vé ưng ý nên một số người đã nhờ đến “cò” vé chợ đen. Những “cò” vé này luôn túc trực trước cổng ga Sài Gòn - phía ngoài đường Nguyễn Thông. Mua vé thông qua “cò”, hành khách phải trả mức phí chênh lệch là 250.000 đồng.
Trong khi đó, việc mua vé tàu tết qua mạng www.vetau.com.vn, theo Công ty Vận tải hành khách đường sắt Sài Gòn, tính đến 15h ngày 10/10 đã đặt chỗ thành công 25.354 chỗ và 1.084 vé được bán qua hình thức SMS. Các ga đến như Hà Nội, Thanh Hóa... phần lớn đều còn vé trong thời gian cao điểm tết. Còn các ga như Vinh, Đông Hà, Đà Nẵng đều thông báo hết vé trong ngày đầu mở mạng khiến nhiều hành khách đặt câu hỏi: lượng vé đó đã bán cho ai?
Nhiều hành khách phản ảnh trước đó ga Sài Gòn cho biết ngày 10/10 sẽ mở cổng website www.vetau.com.vn cho hành khách đặt chỗ đi trong thời gian cao điểm (20 đến 29/1/2014, tức 20 đến 29 tháng chạp) đồng thời tổ chức bán vé đại trà. Tuy nhiên, sáng 10/10 nhiều người truy cập được vào website trên để đặt chỗ nhưng không đặt được.
Anh Nguyễn Văn Quân cho biết anh đến ga Sài Gòn từ 7h sáng và truy cập vào website để đặt chỗ nhưng nhận được thông báo: “Không có chỗ theo yêu cầu”. “Đợi đến 8g tôi tiếp tục truy cập vào mạng để đặt chỗ thì nhận được thông báo tương tự. Tôi thử đổi ngày đi thì tình trạng cũng không thay đổi gì” - anh Quân bức xúc. Tương tự, anh Nguyễn Văn Dực cho biết anh truy cập vào website để đặt chỗ đi Sài Gòn - Hà Nội cũng không đặt được. Còn anh Trần Văn Đại cho biết anh đã đặt chỗ thành công (4 chỗ đi Sài Gòn - Vinh ngày 27/1/2014) từ tối 9/10. Anh Dực bức xúc cho rằng do ga Sài Gòn đã đưa chỗ lên website trước thời điểm thông báo nên hành khách đặt chỗ đúng thời điểm thông báo không còn chỗ để đặt nữa!
Chỉ hai người biết?
Ông Đinh Văn Sang, phó tổng giám đốc Công ty Vận tải hành khách đường sắt Sài Gòn, cho rằng có thể hành khách nhầm lẫn ngày 10/10 bán vé đại trà cũng là ngày đặt chỗ. Thật ra cổng website: www.vetau.com.vn đã được mở từ ngày 1/10 để khách hàng đặt chỗ đi vào thời điểm thông thường. Còn việc mở cổng website cho hành khách đặt chỗ đi trong thời gian cao điểm (20 đến 29/1/2014 tức 20 đến 29 tháng chạp) được tung lên website từ 16h50' ngày 9/10. Như vậy tại sao ngành đường sắt không thông báo cho hành khách biết thời gian cụ thể tiếp nhận đặt chỗ để họ chủ động trong mua vé tàu? Trả lời câu hỏi này, ông Sang nói: “Rút kinh nghiệm tình trạng nhiều người cùng vào đặt chỗ dẫn đến nghẽn mạng của năm trước nên thời gian đưa chỗ lên website được giữ bí mật đến phút chót”.
Nhiều khách hàng không hài lòng với giải thích của ông Sang. Một số ý kiến cho rằng liệu có bí mật giờ mở mạng? Nếu như nhiều người cùng biết giờ bí mật này và vào đặt chỗ sớm hơn giờ công bố thì liệu có còn bí mật nữa không? Và như vậy sẽ thiệt thòi cho người biết sau? Theo ông Sang, giờ mở mạng chỉ có ông và một cán bộ phòng kỹ thuật biết được.
Còn việc nhiều hành khách truy cập vào webite để đặt chỗ nhưng chỉ nhận được thông báo “Không có chỗ theo yêu cầu”, ông Sang cho biết có hai khả năng: một là hình thức hành khách chọn không có trong phương án. Ví dụ những lộ trình ngắn không có giường nằm nhưng hành khách lại chọn giường nằm sẽ nhận được thông báo như trên. Khả năng thứ hai là lộ trình mà hành khách chọn hiện đã được đặt hết chỗ. Cũng theo ông Sang, sau ngày bán vé đầu tiên trên hệ thống website, còn khoảng 37.000 chỗ để hành khách đặt trong các ngày tiếp theo. Từ 10/15 ngày tới, nếu còn chỗ mà khách hàng không đặt, công ty sẽ chuyển sang hình thức bán vé qua tin nhắn SMS.
Rất ít người đến đại lý mua vé
Ghi nhận tại một số đại lý bán vé tàu tết trong sáng 10/10 cho thấy hành khách đến đại lý mua vé rất ít. Thỉnh thoảng chỉ có một vài người đến để nhận vé, một số người đến để hỏi về quy trình xuất vé và cách thức thanh toán tiền vé, nhận vé. Đại diện đại lý bán vé tàu hỏa Tân Bình (Q.Tân Bình, TP.HCM) cho biết đến đầu giờ chiều 10/10 đại lý mới bán được khoảng 30 vé tàu tết. Tương tự, đại lý bán vé tàu hỏa Hòa Thịnh (Q.Gò Vấp) chỉ bán được 20 vé tàu tết.
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác


-
Từ nay, bổ sung quy định thanh toán chi phí khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho bệnh viện tư nhân
-
'Thành phố ma' xa hoa bậc nhất Việt Nam: Lăng mộ bạc tỷ mọc như nấm, thiết kế không khác gì lăng tẩm của vua chúa
-
Ông lão miền Tây sở hữu 'báu vật' trăm tuổi màu vàng óng, khách trả tiền tỷ vẫn không bán
-
Thủ tục đăng ký biến động thay đổi quyền sử dụng đất do chia, tách, sáp nhập mới nhất




-
Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30/4 tại TP.HCM
-
Tỉnh có nhiều vàng nhất Việt Nam: Trữ lượng hơn 20 tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 Di sản thế giới
-
6 thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô lớn thế nào sau sáp nhập?
-
100% công chức cấp huyện chuyển về đâu sau sáp nhập? Đã có quyết định chính thức
-
Vài tháng tới, Việt Nam sẽ có sân vận động đạt chuẩn quốc tế?
-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
Tin vui cho hàng triệu Giáo viên: Được xếp lương cao nhất trong thang bậc hành chính, đãi ngộ riêng biệt, thêm cơ chế bảo vệ danh dự
-
Dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập