Ngày 12/12, tại Đại học Đà Nẵng, Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội thảo “Giảng dạy nhiều ngoại ngữ trong nhà trường: Lợi ích và thách thức”.
Các đại biểu thống nhất nên giao việc giảng dạy ngoại ngữ thứ 2 cho địa phương tự quyết |
Các địa phương cần nguồn nhân lực đa ngoại ngữ nhưng tiếng Anh lại chiếm ưu thế gần như độc quyền trong hệ thống giáo dục nước ta. Giải pháp là giao quyền tự quyết cho địa phương nhưng vẫn còn nhiều vướng mắc.
Ngày 12/12, tại Đại học Đà Nẵng, Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội thảo “Giảng dạy nhiều ngoại ngữ trong nhà trường: Lợi ích và thách thức”. Đại diện sở GD-ĐT nhiều tỉnh, thành cho biết dù địa phương cần nhưng ngành giáo dục vẫn chưa thể triển khai dạy ngoại ngữ bởi còn nhiều khó khăn về kinh phí, giáo viên.
Mỗi nơi cần mỗi kiểu
Theo báo cáo của Vụ Giáo dục trường học Bộ GD-ĐT, hiện có đến 98% trong tổng số 7 triệu học sinh, sinh viên chọn tiếng Anh là môn học ngoại ngữ ở tất cả cấp học. Khoảng 2% còn lại theo học các tiếng Pháp, Nhật, Đức, Trung Quốc, Nga.
Ông Hoàng Văn Dương, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Lào Cai, cho biết từ năm 1991-2000, tỉnh này chỉ dạy tiếng Anh trong tất cả các bậc học. “Tuy nhiên, Lào Cai là một địa phương phát triển du lịch và giáp với Trung Quốc nên có rất nhiều hoạt động giao thương. Người dân than phiền sao không dạy tiếng Trung và các ngoại ngữ khác trong nhà trường” - ông Dương nói. Vì thế, từ năm 2001, Lào Cai đã triển khai dạy thêm 1 ngoại ngữ khác trong trường học ở một số nơi có điều kiện nhưng chủ yếu là tiếng Trung Quốc.
Trong khi đó, ông Phan Văn Dũng, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa, cho biết lãnh đạo tỉnh này nhiều lần đề nghị ngành giáo dục đưa chương trình tiếng Nga vào trường học vì tỉnh có nhiều người Nga sinh sống, làm việc và có chuyến bay trực tiếp đi Nga. “Nhưng ngành giáo dục cũng chịu vì không có kinh phí để đưa tiếng Nga vào dạy trong nhà trường. Tỉnh không có tiền trả cho giáo viên, cũng không thể thu thêm học phí từ học sinh” - ông Dũng bày tỏ.
Phải bảo đảm tính liên thông
Do nhu cầu đa dạng nên đa số đại biểu kiến nghị nên giao việc quyết định chọn ngoại ngữ khác trong nhà trường cho địa phương.
Ông Nguyễn Hóa, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Kon Tum, cho rằng nếu dạy nhiều ngoại ngữ thì chỉ nên thực hiện ở một số trường. Theo ông Hóa, Kon Tum là địa phương còn nhiều khó khăn do địa hình cách trở, việc học 1 ngoại ngữ đã là chuyện không dễ nên nếu triển khai học nhiều thì chất lượng không có.
Đồng quan điểm, ông Hoàng Văn Dương cho rằng việc dạy nhiều ngoại ngữ chỉ nên áp dụng với những trường có điều kiện chứ không nên đào tạo tràn lan. “Học 1 ngoại ngữ nhưng dạy và học phải thật chất lượng” - ông Dương lưu ý.
Ngoài ra, theo nhiều đại biểu, việc học nhiều ngoại ngữ cũng phải bảo đảm tính liên tục. “Không nên để tình trạng các cấp học dạy đủ các ngoại ngữ khác nhau mà phải liên thông giữa bậc học phổ thông với các trường CĐ, ĐH hay trường nghề” - ông Nguyễn Hoàng, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An, đề xuất.
Bà Vũ Thị Tú Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trường học, cho biết việc dạy ngoại ngữ thứ 2 có thể tiến hành ở bất kỳ cấp học nào và tùy theo nhu cầu của người học. Việc dạy nhiều ngoại ngữ không có lộ trình nhất định mà nên tùy thuộc vào địa phương. Bà Anh cho rằng ngành giáo dục nên thỏa thuận với lãnh đạo địa phương để tìm ra giải pháp tốt nhất cho vấn đề này.
Quá tải cho học sinh
Ông Phan Văn Dũng cho rằng việc đưa vào dạy môn ngoại ngữ thứ 2 trong trường học cần phải tính toán đến chế độ chính sách và thời gian vì hiện chương trình học ở tất cả các cấp dường như quá tải. “Học sinh chúng ta đang phải vất vả với chương trình học hiện tại thì việc thêm 1 ngoại ngữ khác phải tính toán đến thời lượng để có thời khóa biểu hợp lý nhất; tránh tình trạng dạy nhiều nhưng chất lượng chẳng bao nhiêu” - ông Dũng cảnh báo.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- Muốn trở thành giáo viên giỏi? - Chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm là điều TIÊN QUYẾT!
- Điểm mới trong các kỳ thi riêng xét tuyển Đại học năm 2025
- 5 năm tới ngành nào hot: Lương lên tới 3,4 tỷ đồng/năm mà không cần bằng đại học?
- 5 ngành học hot nhất hiện nay! Cơ hội việc làm rộng mở, lương 100 triệu đồng/tháng trong tầm tay
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%