Theo đông y, thịt bạch tuộc, tên thuốc là chương ngư, có vị ngọt, mặn, tính bình, không độc, có tác dụng ích khí, dưỡng huyết, thông sữa, thu liễm, sinh cơ...
Bạch tuộc - vị thuốc chống suy nhược |
Bạch tuộc còn được gọi là mực trùm. Bên cạnh tác dụng bồi bổ sức khỏe cực tốt cho những người bệnh mới ốm dậy và phụ nữ sau sinh, các món từ bạch tuộc còn là thức ăn khoái khẩu đối với nhiều người. Thịt bạch tuộc chỉ ngon khi vừa được câu về, phải còn sống hoặc vẫn còn tươi.
Theo đông y, thịt bạch tuộc, tên thuốc là chương ngư, có vị ngọt, mặn, tính bình, không độc, có tác dụng ích khí, dưỡng huyết, thông sữa, thu liễm, sinh cơ, chữa cơ thể gầy yếu, thần kinh suy nhược, tắc tia sữa...
Cách làm bạch tuộc: Mổ bỏ ruột, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô. Thịt bạch tuộc được dùng trong thực phẩm để chế biến nhiều món ăn ngon và bổ như mực nang, hải sâm.
Từ bạch tuộc, người ta đã chiết được chất octopamin có tác dụng gây mê, cường giao cảm và một hoạt chất có khả năng trị bệnh rối loạn nhịp tim.
Theo tài liệu nước ngoài, ở Trung Quốc, người ta dùng bạch tuộc dưới dạng thức ăn - vị thuốc khá phổ biến. Dưới đây là vài cách sử dụng bạch tuộc để trị bệnh:
* Chữa cơ thể suy nhược gầy yếu: Dùng thịt bạch tuộc nướng giòn, tán thành bột. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 6-10 g, có thể đến 20 g, uống với nước ấm hoặc rượu.
Hoặc thịt bạch tuộc 50-100 g, thái miếng; lạc 60 g ngâm nước cho tróc vỏ ngoài, lấy nhân, giã nát. Cho 2 thứ vào nồi cùng với nước vừa đủ, nấu đến nhừ nhuyễn, thêm gia vị và ít rượu. Ăn cái, uống nước một lần trong ngày.
* Chữa suy nhược cơ thể sau sinh: Thịt bạch tuộc 100 g (thái nhỏ phơi khô), chân giò lợn 1 cái chặt miếng. Cho 2 thứ đổ đủ nước hầm kỹ đến nhừ, ăn vào 2 bữa cơm hằng ngày.
* Chữa thiếu máu, chậm tiêu: Thịt bạch tuộc tươi 100-200 g, rửa sạch thái nhỏ, xào với dầu cho săn cạnh, thêm 1-2 thìa nước gừng và 200 ml nước rồi nấu nhừ; chia làm 2 ăn trong ngày.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'
- Ba loại thực phẩm cấm kỵ ăn chung với thịt bò, nhưng nhiều người vẫn mắc phải
- Ăn mì ăn liền nhiều có bị ung thư không? WHO: Có 6 thực phẩm thực sự gây ung thư, hãy tránh càng xa càng tốt
- Hình dáng cơ thể quyết định tuổi thọ? Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người sống trên 80 tuổi thường có hai đặc điểm
- Nhìn vào thức ăn có thể biết được một người sống được bao lâu? Những người sống lâu có 5 điểm chung về thói quen ăn uống!
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%
- Chân dung Tổng Giám đốc 8x đầu tiên của Google Việt Nam, là nữ tướng của loạt doanh nghiệp lớn