Đó là nông dân Phạm Văn Thành ở Tiền Giang, người hơn 20 năm trước bị Công an huyện Chợ Gạo bắt giam vì tội giết chết con đẻ của mình rồi giấu xác phi tang.
Ông Ba Thành trong ngày được minh oan. Ảnh gia đình cung cấp. |
Trong những ngày qua, vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) đã thu hút mọi sự chú ý của dư luận. Nhân vụ án của ông Nguyễn Thanh Chấn, PV khởi đăng loạt bài về các vụ án oan chấn động một thời như một lời cảnh báo về sự cần thiết phải có sự “kiểm soát lẫn nhau” giữa các cơ quan tố tụng để hạn chế thấp nhất tình trạng oan sai.
Án oan ập xuống đầu
Đó là trường hợp nông dân Phạm Văn Thành (thường gọi là Ba Thành, SN 1946) ở ấp Hòa Ninh, xã Hòa Tịnh, huyện Chợ Gạo, Tiền Giang.
Về xã Hòa Tịnh, huyện Chợ Gạo, hỏi thăm đường đến nhà ông Ba Thành, ai cũng nhiệt tình chỉ dẫn. Chính tại căn nhà nhỏ nằm dưới vườn dừa xanh mát này, hơn 20 năm trước, người dân khắp các nơi đổ về vây kín để nhìn tận mặt Ba Thành - kẻ bị coi là giết chết con trai đẻ và giấu xác phi tang.
Dưới bóng dừa, Ba Thành ngậm ngùi kể lại chuyện đau lòng của mình: “Hồi ấy nhờ chí thú làm ăn, tôi trở thành chủ trang trại chăn nuôi dê lớn nhất vùng, đồng thời có trong tay gần 30.000m2 đất ruộng, đất vườn. Năm 1989, thằng Phạm Thanh Tuyền, con trai lớn của tôi tròn 16 tuổi. Nó ham chơi, không chịu phụ giúp gia đình, nên tôi cũng có nhiều lần la mắng, đánh đòn. Nhưng nó là máu thịt của tôi chứ phải con gà, con vịt đâu mà nói tôi giết con tôi, rồi bắt giam tôi...”.
Theo lời ông Thành, những ngày đầu tháng 8.1989, người dân trong xóm không thấy thằng Tuyền xuất hiện nên nhiều người hỏi thăm. Vợ chồng Ba Thành trả lời không biết thằng con mình bỏ đi đâu, tìm kiếm khắp nơi mà không thấy tung tích nên hai vợ chồng đã trình báo công an. Thế nhưng vài ngày sau, tin đồn Ba Thành chính là hung thủ đánh chết con mình rồi chôn xác phi tang trong vườn xuất hiện ngày càng rầm rộ…
Sáng 17/8/1989, ông Lê Văn Trung (lúc ấy là Bí thư Đảng ủy xã Hòa Tịnh), ông Cao Văn On - Chủ tịch UBND xã Hòa Tịnh, dẫn công an xã và dân quân đến bao vây nhà và khống chế Ba Thành, rồi tuyên bố trước nhiều người: “Ba Thành giết chết con trai, giấu xác phi tang, nên UBND xã tiến hành tạm giữ, chờ công an huyện và tỉnh xuống điều tra làm rõ”.
Sau đó, lực lượng công an huyện và công an tỉnh xuất hiện, Ba Thành bị bắt giữ vì tội danh giết con đẻ giấu xác. Công an triển khai đào bới khắp khu vườn của Ba Thành để tìm thi thể Tuyền nhưng không thấy. Sau khi chồng bị bắt giam, bà Châu Ngọc Hòa (vợ Ba Thành) quá sợ hãi cảnh hàng ngàn người vây nhà nên phải bồng con nhỏ chạy về nhà cha mẹ ruột lánh nạn…
Đứa con bất hiếu trở về
Sau đó, Chủ tịch UBND xã Hòa Tịnh thừa lệnh Bí thư xã Lê Văn Trung đã ra lệnh thu giữ tài sản của Ba Thành gồm: 200 con dê nái (dê mẹ), 40 con dê con, máy suốt lúa, máy bơm nước, bình phun thuốc trừ sâu… với tổng trị giá được xác định là 1.056 chỉ vàng 24K. Lý do thu giữ được chính quyền xã Hòa Tịnh thông báo: “Tình nghi đương sự giết chết con trai là Phạm Thanh Tuyền. Khi nào ông Thành tìm được con ông về sẽ hoàn trả toàn bộ tài sản tạm giữ. UBND xã sẽ phát loa đi khắp xã trong 7 ngày để minh oan cho ông Thành”.
Suốt thời gian bị giam giữ, Ba Thành một mực kêu oan và cơ quan chức năng cũng không tìm được Tuyền nên sau một thời gian cầm tù, cuối cùng Công an huyện Chợ Gạo phải thả ông ra. Tính ra, ông Thành đã bị giam giữ 18 tháng 10 ngày…
Ba Thành nói như khóc: “Khi ra khỏi trại giam, tôi chỉ còn da bọc xương, nhà cửa, ruộng vườn, tài sản đã mất. Nhưng đau lòng nhất là Công an huyện Chợ Gạo vẫn không tuyên bố tôi vô tội.
Suốt nhiều năm trời, hễ mỗi khi tôi bước chân ra khỏi nhà thì già trẻ, lớn bé trong xóm đều chỉ trỏ, xầm xì, thậm chí có người còn chạy đến hét thẳng và mặt tôi là “thằng giết con, đồ bất nhân”. Nhưng rồi trời cao có mắt, sau một thời gian biệt tích, vào một ngày cuối năm 1994, người dân ấp Hòa Ninh lại một phen xôn xao khi thấy Phạm Thanh Tuyền đột ngột xuất hiện dẫn theo cả vợ con về thăm nhà.
Ba Thành bồi hồi nhớ lại: “Khi nghe hàng xóm chạy đến nhà báo tin thằng Tuyền còn sống trở về, vợ chồng tôi tưởng đang nằm mơ. Tôi và vợ ra đứng ở thềm nhà chứ không dám bước ra đường, vì sợ không chừng người ta lại bắt giam lần nữa. Đến khi thấy nó dẫn vợ con bước vào đầu ngõ, tôi đã khóc. Thằng Tuyền nó cũng khóc, nó buông tay vợ con, sụp xuống lạy từ đầu ngõ vào tận thềm nhà. Nó vừa lạy vừa khóc xin vợ chồng tôi tha cho tội bất hiếu…”.
Trước đó, khi vừa về tới đầu xóm, Tuyền đã được những người hàng xóm cho biết tai họa đổ xuống gia đình, Tuyền khóc lớn, nắm tay vợ con chạy vội về nhà. Phút trùng phùng, vợ chồng Ba Thành và đứa con trai ôm nhau khóc khiến ai chứng kiến cũng rơi nước mắt!
Tuyền kể: Hồi đó do ham chơi hay bị cha mình đánh nên buồn bỏ nhà theo xe đò đi Mộc Hóa (Long An) chăn trâu thuê mà chẳng nói cho cha mẹ biết. Sau mấy năm làm thuê, Tuyền gặp một cô gái nghèo quê ở Mộc Hóa, thương nhau và kết làm vợ chồng. Chí thú làm ăn đến khi có chút tiền, Tuyền mới dám dẫn vợ con về ra mắt cha mẹ. Chẳng ngờ, vừa về đến đầu xóm thì đã nhận được hung tin…
Từ ngày thằng con trở về, Ba Thành đã thoát án oan “giết con, giấu xác” mà ông mang nó nhiều năm qua. Rồi Ba Thành nghĩ đến chuyện kêu oan… Ngày 26.7.2004, Công an tỉnh Tiền Giang công khai xin lỗi Ba Thành. Thượng tá Nguyễn Chí Phi - Phó Giám đốc Công an Tiền Giang, ký Quyết định số 622/QĐ-GQ-KN, kết luận: “Việc Công an huyện Chợ Gạo bắt giam Ba Thành là oan sai do nóng vội, yếu kém về nghiệp vụ chuyên môn, pháp luật.
Công an tỉnh yêu cầu Công an huyện Chợ Gạo phải kiểm điểm làm rõ trách nhiệm cá nhân và có hình thức xử lý cụ thể đối với các cán bộ liên quan đến việc bắt oan sai Ba Thành, đồng thời Công an tỉnh Tiền Giang có trách nhiệm xem xét giải quyết bồi thường oan sai cho ông Thành theo Nghị quyết 388 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội”. Ba Thành sau đó được bồi thường oan hơn 84 triệu đồng cho những ngày bị giam. Riêng số tài sản mà chính quyền xã Hòa Tịnh tạm thu giữ từ lúc ông bị bắt đến giờ ông đã nhiều lần khiếu nại đòi lại nhưng vẫn chưa có kết quả…
Ngày 19/5/1979, Trưởng Công an xã Tân Điền (huyện Gò Công Đông, Tiền Giang) bị giết. Sau đó, ông Trần Văn Chiến (SN 1960, xã Tân Điền) bị bắt giam và lĩnh án tù chung thân. Năm 1997, Trần Văn U là hung thủ thật vụ giết người nói trên bị bắt. Ngày 23/12/004, ông Chiến được TAND tỉnh Tiền Giang đền bù oan sai 252 triệu đồng. Ông bị ngồi tù oan 16 năm, 3 tháng.
Ngày 17/9/1989, khi vừa chở vợ đi thăm em gái về thì Nguyễn Minh Hùng (SN 1978, Tân Lập, Tân Biên, Tây Ninh) bị bắt với tội danh buôn bán ma túy. Hùng bị kết tội vận chuyển ma túy và chịu mức án tử hình. Ngày 11.6.2008, Công an tỉnh Tây Ninh đình chỉ điều tra vụ án vì không chứng minh được Hùng phạm tội. Hùng được Công an Tây Ninh xin lỗi và bồi thường 130 triệu đồng
Ngày 21/6/2011, từ một lá đơn nặc danh, Cơ quan CSĐT Công an TP. Buôn Ma Thuột (Đăk Lăk) đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam ông Đinh Quang Điền-Giám đốc Công ty TNHH Quang Điền (TP. Buôn Ma Thuột) về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Ông Điền trở thành bị can 473 ngày, trong đó bị tạm giam 240 ngày. Sau đó, cơ quan điều tra đã xác định là ông Điền không phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Clip đang được xem nhiều nhất: Clip: Kinh hoàng cảnh kính cường lực vỡ thành trăm mảnh, đổ ập lên người bé trai
- Cẩn trọng với dịch vụ đọc trộm tin nhắn trên mạng xã hội: Chiêu trò lừa đảo mới, đã có nạn nhân mất hàng trăm triệu đồng
- Những trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất theo quy định mới nhất, ai cũng nên nắm rõ
- 5 trường hợp vượt đèn đỏ không bị CSGT xử phạt
- Từ 2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm thì phải làm sao để được lái xe tiếp tục?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%