Nút "chống hiếp dâm" trên điện thoại di động là một trong những nỗ lực của chính phủ Ấn Độ nhằm đảm bảo an toàn cho phụ nữ khi các vụ hiếp dâm tiếp tục tăng lên.
![]() |
|
Toàn bộ điện thoại ở Ấn Độ phải có nút "chống hiếp dâm" từ ngày 1.1.2017
Điện thoại di động ở Ấn Độ sẽ phải có nút “chống hiếp dâm" từ sau ngày 1.1.2017. Khi bấm 3 lần vào nút “chống hiếp dâm”, chiếc điện thoại sẽ kêu cảnh báo những người xung quanh và kêu gọi sự giúp đỡ trước khi cảnh sát đến.
"Đây là một thay đổi lớn", Maneka Gandhi, Bộ trưởng Bộ phát triển phụ nữ và trẻ em nói với các phóng viên ngày 26.4.
Bộ viễn thông của Ấn Độ đã thiết lập các quy tắc mới sẽ được phát hành trong tuần này, yêu cầu tất cả các điện thoại công nghệ thấp có một “nút chống hiếp dâm” được cài đặt vào phím 5 hoặc phím 9 và tất cả các điện thoại thông minh phải có tính năng “chống hiếp dâm” khi người dùng ấn 3 lần liên tiếp vào nút bật-tắt.
Điện thoại thông minh phải có tính năng “chống hiếp dâm” khi
người dùng ấn 3 lần liên tiếp vào nút bật-tắt
Các quan chức quyết định có một “nút chống hiếp dâm” bằng việc bấm tay sẽ nhanh và hiệu quả hơn một ứng dụng điện thoại, bộ trưởng Gandhi nói. Ngoài ra, tất cả điện thoại di động sẽ được yêu cầu phải có GPS vào năm 2018.
Hiệp hội điện thoại di động Ấn Độ, đại diện cho ngành công nghiệp điện thoại di động, đã thể hiện sự hỗ trợ kế hoạch này, nhưng "vẫn chưa rõ các nhà sản xuất như Apple có đồng ý hay không," tờ nhật báo Business Standard lưu ý.
Bà Maneka Gandhi, Bộ trưởng Bộ phát triển phụ nữ và
trẻ em: "Đây là một thay đổi lớn"
An toàn của phụ nữ ở các địa điểm công cộng đã trở thành một mối quan tâm hàng đầu ở Ấn Độ sau vụ hiếp dâm giết người tập thể một sinh viên trên xe buýt năm 2012. Chính phủ nhà nước và địa phương những như những nhà hành pháp đều cố gắng để giải quyết vấn đề, với mức độ thành công khác nhau. Có nhiều biện pháp, như “nút chống hiếp dâm” và thiết bị GPS được cài đặt trên xe buýt, đã không hiệu quả và thậm chí còn bị đánh cắp, các nhà hoạt động nói.
Thủ tướng am hiểu công nghệ Narendra Modi của đảng Bharatiya Janata trước đó phát triển một ứng dụng "Raksha" cho điện thoại Android để giúp bảo vệ phụ nữ. Vào thời điểm đó, các nhà phê bình cho rằng, nước này nên tập trung vào việc cải thiện môi trường để phụ nữ không bị rơi vào tình huống nguy hiểm, hơn là việc tạo ra một ứng dụng công nghệ.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bé gái 12 tuổi bị bạo hành, xâm hại tình dục ở Hà Nội: 'Vớ được cái gì ở ngoài đường là đánh nó bằng cái đấy'


-
Bảng xếp hạng tỷ phú 2025: Elon Musk chiếm ngôi vị người giàu nhất thế giới, Việt Nam có 5 đại diện
-
Trung Quốc vừa phát hiện mỏ vàng khổng lồ, có thể lớn nhất thế giới
-
Hành trình như cổ tích: Từ cậu bé mồ côi ở Sóc Trăng trở thành Phó Thủ tướng trẻ nhất nước Đức
-
Nhật Bản cảnh báo siêu động đất có thể gây sóng thần kinh hoàng, thổi bay 50% GDP, 298.000 người có thể thiệt mạng




-
100% công chức cấp huyện chuyển về đâu sau sáp nhập? Đã có quyết định chính thức
-
Vài tháng tới, Việt Nam sẽ có sân vận động đạt chuẩn quốc tế?
-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
Tin vui cho hàng triệu Giáo viên: Được xếp lương cao nhất trong thang bậc hành chính, đãi ngộ riêng biệt, thêm cơ chế bảo vệ danh dự
-
Dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập
-
Quy định mới nhất về khoảng cách bật xi nhan trước khi rẽ, người tham gia giao thông lưu ý kẻo dính phạt
-
Một tỉnh nghèo miền núi bất ngờ lọt top 5 tỉnh thành tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước, vượt mặt Hải Phòng, Quảng Ninh
-
2 tỉnh sở hữu ‘kho vàng’ lớn nhất miền Bắc: Trữ lượng nhiều vô kể, vẫn còn ‘ngủ yên’ dưới lòng đất