Tết đến, xuân về nhà nhà vui vẻ nhưng với nhiều bệnh nhân máu, mỗi dịp tết đến là nỗi lo thiếu máu để truyền lại thường trực trong đầu.
|
Đến hẹn lại lo
Các chuyên gia Y Tế khẳng định: Hiến máu theo chỉ dẫn của bác sỹ không có hại tới sức khỏe, được chứng minh trên cơ sở khoa học: Máu gồm nhiều thành phần, mỗi thành phần chỉ có thời gian sống nhất định và luôn được thay thế đổi mới. Thực tế mỗi năm trến Thế giới có khoảng hơn 80 triệu người tham gia hiến máu, vẫn hoàn toàn khỏe mạnh. Ở Việt Nam, người hiến máu nhiều lần nhất là hơn 130 lần tham gia hiến máu. |
Theo ước tính của các chuyên gia, mỗi năm ngành Y tế Việt Nam cần gần 2 triệu đơn vị máu để phục vụ công tác điều trị và cấp cứu. Tuy nhiên theo số liệu từ Ban chỉ đạo Quốc Gia vận động hiến máu tình nguyện thì năm 2011 cả nước huy động chưa được nổi 1 triệu đơn vị máu (số liệu chính xác là 769.702 đơn vị). Bên cạnh đó, lượng máu tiếp nhận được cũng không đều. Trong một năm thì chỉ có các tháng 3,4 và 10,11 là thu gom được nhiều máu, còn vào dịp hè và dịp tết nguyên đán hàng năm, ở hầu khắp các bệnh viện tình trạng thiếu máu diễn ra phổ biến.
Nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tham gia hiến máu nhân đạo. Ảnh Đỗ Trung
Nguyên nhân là mỗi khi chuẩn bị đến tết thì từ trước đó cả tháng, các cơ quan đơn vị đã rậm rịch lo tổng kết cuối năm. Người dân thì dồn sự quan tâm cho việc chuẩn bị đón tết. Bởi thế chẳng ai còn nghĩ đến đi hiến máu nhân đạo.
Tình trạng thiếu nguồn cung máu vào dịp Tết Nguyên đán từ lâu nay đã trở thành việc thường niên làm đau đầu các y bác sĩ và trở thành nỗi ám ảnh của những bệnh nhân mỗi khi xuân về.
Thêm vào đó, một thực tế nữa là cứ vào các dịp tết thì lại thường gia tăng các trường hợp cần cấp cứu trong bệnh viện. Đơn cử như dịp Tết Nguyên đán Tân Mão. Chỉ tính riêng 6 ngày nghỉ tết, theo số liệu thống kê của Cục đường bộ, đường sắt Việt Nam đã có tới 373 vụ tai nạn giao thông, làm chết 288 người và bị thương 359 người khác. Hầu hết các ca tai nạn giao thông khi đưa đến các bệnh viện cấp cứu đều cần truyền máu với số lượng lớn ngay lập tức. Kỳ nghỉ tết Nhâm Thìn năm nay kéo dài tới 9 ngày với nhiều chuyến đi du xuân của người dân sẽ là mối lo lớn của ngành y tế về nhu cầu máu cho cấp cứu các ca tai nạn chấn thương.
Một bệnh nhân máu nhỏ tuổi trong viện huyết học. Ảnh Đỗ Trung
Theo ghi nhận tại Viện Huyết học – Truyền máu TƯ, bệnh nhân về máu ở đây có đủ mọi lứa tuổi, đặc biệt là những bệnh nhân nhi. Chúng tôi không khỏi xúc động khi thấy những em nhỏ còn bế ngửa tay đã phải truyền máu, những cô, cậu bé mới khoảng 10 tuổi rụng hết tóc vì điều trị hóa chất mà đi đâu cũng phải kè kè túi máu bên cạnh. Gặp bố mẹ các em thì nhận được chia sẻ “tết đến, chỉ mong sao các em được truyền thật nhiều máu để có sức khỏe về ăn tết mấy ngày ở nhà cho chúng đỡ tủi thân…”. Nhớ lại tết năm trước, trong gần 70 bệnh nhi điều trị tại Viện Huyết học vì điều kiện sức khỏe đã có hơn 30 em phải đón tết tại Viện.
Cần lắm những tấm lòng
Người bệnh cần truyền máu có thể là bất kỳ ai trong xã hội, từ em nhỏ còn ẵm ngửa đến những người đã ngoài 70 tuổi, từ anh thanh niên khỏe mạnh đến người bệnh trung niên… Là “bệnh nhân máu” nên chỉ có truyền đủ máu họ mới sống, mới khỏe, mới có thể trở lại cuộc sống bình thường. Trách nhiệm về mặt chuyên môn với những bệnh nhân máu trước hết thuộc về ngành y tế. Nhưng máu là một thứ thuốc đặc biệt, hiện chưa thể sản xuất máu nhân tạo được nên để có máu truyền cho người bệnh chỉ trông chờ vào một nguồn duy nhất là lấy từ những người khỏe mạnh.
Mỗi giọt máu cho đi là một cuộc đời ở lại, xin đừng thờ ơ. Ảnh: Đỗ Trung
Từ nhiều năm nay, Nhà nước nói chung và ngành Y Tế nói riêng đã quan tâm việc vận động nhân dân hiến máu nhân đạo để đảm bảo nguồn máu cứu chữa bệnh nhân. Trong thực tế xã hội có nhiều người đã hiến máu hàng chục thậm chí hàng trăm lần. Mặc dù vậy, như đã nói ở trên, số lượng máu thu được vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.
Việc hiến máu là một việc làm nhân đạo và có trách nhiệm với cộng đồng song cũng là trách nhiệm với chính bản thân mỗi người. Bởi lẽ , có thể một lúc nào đó chính chúng ta hoặc người thân chúng ta sẽ lại là những người cần truyền máu, sẽ phải trông đợi vào cộng đồng.
Để khắc phục tình trạng thiếu máu ngay sau tết nguyên đán, đã có nhiều chương trình hiến máu được tổ chức. Lễ hội xuân hồng do Viện Huyết học – Truyền máu TW và Ban chỉ đạo hiến máu Tp Hà Nội là một trong số đó. Vừa khắc phục tình trạng thiếu máu tại các bệnh viện khu vực Hà Nội, lễ hội cũng nhằm tạo một nét văn hóa đẹp làm việc thiện dịp đầu năm mới của thanh niên và nhân dân thủ đô. Dự kiến Lễ hội xuân hồng năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 12/2/2012 tại sân vân động Quốc gia Mỹ Đình với thông điệp “sẻ giọt máu đào – trao niềm hy vọng”. |
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%