Hai lần vỡ bờ đê trong đêm 4/12, rạng sáng 5/12 đã khiến khu dân cư trong khu phố 8, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, TP.HCM thiệt hại hàng trăm tỷ..
Người Sài Gòn chèo xuồng trên đường phố |
Sáng 5/12, khu dân cư KP.8, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, TP.HCM vẫn ngập sâu hơn 1 mét khiến cuộc sống người dân đảo lộn. Nhiều hộ dân phải tháo chạy hai lần trong đêm do bờ đê rạch Cầu Làng bị vỡ hai lần khiến nước ào ạt tràn vào gây ngập nặng.
Bà Từ Phương Hồng (49 tuổi, số nhà 24B) ngồi trên chiếc bè nhựa nổi bồng bềnh ngao ngán cho biết: "Tối 4/12 và rạng sáng 5/12 sẽ trở thành ký ức khó quên trong tâm trí chúng tôi. "Hai lần bị vỡ đê là hai lần chúng tôi phải sống trong nỗi sợ. Nước tấn công quá nhanh, không thể trở tay kịp", bà Hồng nói.
Bà Hồng cho biết, khoảng 19h tối 4/12, trong lúc gia đình vừa dọn cơm thì bất ngờ nghe tiếng dân làng tri hô nhau vỡ đê. Liền đó, nước từ khu vực rạch Cầu Lang ào ào tuôn vào khu dân cư khiến người dân nơi đây không kịp trở tay.
"Nhiều tài sản bị nước nhấn chìm, trong đó có các loại giấy tờ liên quan đến nhà đất, hộ khẩu, giấy tờ tuy thân", bà Hồng nói.
Toàn bộ đồ đạc gồm máy lạnh, ti vi, áo quần đều bị nước ngập làm hư hại. "Làm ăn tích góp bao nhiêu năm mới mua sắm được chừng ấy đồ đạc, ai ngờ chỉ trong tích tắc chưa đầy 15 phút đã mất sạch", bà Hồng rầu rĩ nói.
Bà Từ Phương Hồng ngồi thẫn thờ trên chiếc bè nhựa nổi bồng bềnh trên mặt nước
Khoảng 12h đêm nước rút, nhiều người mừng thầm bắt đầu trở về nhà để tiến hành thu dọn lại đồ đạc. Tuy nhiên, đến khoảng 2h sáng 5/12, bờ bao bất ngờ bị vỡ nghiêm trọng khiến nước tuôn vào khu dân cư gây ngập sâu hơn khiến hàng trăm hộ dân nơi đây phải khăn gói tiếp tục chạy lũ.
"Tôi bị đau chân không đi được, không muốn tháo chạy khỏi nhà nên chồng tôi (ông Lê Văn Nên, 52 tuổi) phải làm tạm một chiếc bè bằng nhựa để tôi ngồi lên. Còn chồng con tôi phải thức suốt canh đồ đạc...", bà Hồng kể.
Hình ảnh nước bủa vây nhà dân ở khu phố 8, P. Hiệp Bình Chánh với mực nước hơn 1 mét
Ông Hồ Văn Hải (53 tuổi, số 21, đường 42) cho biết: "Lúc 2h30 sáng nay, trong lúc đang thiu thiu ngủ tôi nghe tiếng tri báo đê bị vỡ tiếp nên choàng tỉnh giấc. Lúc đó tôi chỉ biết ôm con nhỏ và đánh thức vợ tháo chạy khỏi nhà mà không kịp khuân chuyển đồ đạc. Nước dâng cao quá nhanh".
"Tôi sống ở đây đã hơn 30 năm, thi thoảng có ảnh hưởng của triều cường gây ngập đường nhưng chưa bao giờ chứng kiến một đêm hai lần nước lũ tấn công vào nhà như vậy", ông Hải nói.
Bà Vũ Thị Tuyết Hương (ngụ KP.8, P.Hiệp Bình Chánh) với đôi mắt đỏ hoe sau một đêm thức trắng vì lo lắng số hàng hóa bị nước hai lần làm ướt sũng thở dài: "Từ miền Trung vào Nam thuê được căn trọ để ở. Tôi vốn bị bệnh đau cột sống không thể làm việc nặng được nên vay mượn khắp nơi để có số vốn nho nhỏ mở một tiệm tạp hóa kinh doanh, kiếm thêm phụ giúp chồng.
Nào ngờ chỉ trong một đêm đã trắng tay. Tết cổ truyền sắp đến tôi không biết lấy đâu tiền để trả nợ và về quê đây...".
Anh Chí Công, chủ vườn mai tại KP.8, rầu rĩ nói đứt quãng: “Năm nay gia đình tôi dốc hết vốn đầu tư cho gần 1.500 gốc mai tết. Tuy nhiên sự cố vỡ bờ đê tối qua và đến chiều hôm nay (tức 5/12) vẫn chưa rút hết khiến chúng tôi có nguy cơ mất trắng. Không biết tết này có mai để bán gỡ lại vốn không nữa”.
Theo anh Công, biết trước triều cường sẽ đạt đỉnh và có thể gây ngập nên trước đó vài ngày anh và người nhà đã tiến hành gia cố bờ bao dọc vườn mai, đồng thời nâng các chậu mai lên cao so với mặt đất đến nửa mét. Tuy nhiên, việc vỡ bờ bao gây ngập hơn 1 mét anh không thể lường trước được.
Chủ vườn mai Chí Công cùng với hàng chục hộ dân khác hành nghề mai kiểng đang khóc thét vì nguy cơ mất trắng vụ mái tết năm nay do sự cố vỡ bờ đê gây ngập úng nặng
Cùng chung tình trạng với anh Công, tại khu vực khu phố 8 còn có hàng chục hộ dân khác cũng đầu tư vào nghề trồng cây kiểng, trong đó mai là loại cây được bà con trồng chủ lực. Thế nhưng, trận vỡ đê lịch sử này đã khiến nhiều người dân đứng ngồi không yên vì nguy cơ mất trắng trong vụ mai tết là rất cao.
Ngoài ra, theo ghi nhận trong sáng cùng ngày, tại các con hẻm thuộc khu dân cư KP8 vẫn ngập nặng, người dân vẫn đang phải tất bật với công việc chuyển đồ đạc, tài sản thoát qua các điểm ngập. Nhiều ghe thuyền được người dân sử dụng trên các con hẻm để tiến hành vận chuyển người và đồ đạc tiếp tục đi lánh nạn.
Người Sài Gòn dùng xuồng để vận chuyển người và đồ dạc thoát khỏi điểm ngập lụt
Nước ngập nặng và rút chậm đã khiến công việc buôn bán, sinh hoạt của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt, tại KP.8 có hàng trăm lao động đang làm việc tại các KCN, KCX phải nghỉ làm. Phần đông trong số này đều là dân nhập cư đến thuê trọ nên việc nghĩ làm sẽ là một gánh nặng mưu sinh rất lớn.
Ngoài ra, hàng trăm học sinh, sinh viên tại khu vực này cũng phải nghỉ học.
Nhiều người dân vô tư bắt cá bằng điện bất chấp nguy hiểm
Ông Vũ Quốc Bảo – Phó chủ tịch phường Hiệp Bình Chánh cho biết: "Ngay sau sự việc xảy ra, chính quyền địa phương đã chỉ đạo lực lượng phối hợp cùng nhân dân khẩn trương công tác khắc phục sự cố vỡ đê.
Trước mắt, lực lượng chức năng sẽ tiến hành chắn bao cát để khắc phục tạm thời sự cố trước nguy cơ triều cường dâng cao gây ảnh hưởng trở lại.
Mặt khác, 7 máy bơm hút nước được huy động đến để liên tục húc nước trong khu dân cư thoát ra ngoài. Bên cạnh đó, 1 máy xúc được điều động đến để tiến hành khắc phục sự cố vỡ đê".
Ông Bảo cho biết thêm, dự kiến đến 14h chiều nay sẽ hoàn tất việc đắp cừ, chắn bao cát cho đoạn đê bị vỡ.
Ông Bảo cho biết thêm, sự cố vỡ đê tại rạch Cầu Làng đã khiến gần 200 hộ dân thuộc địa bàn tổ 54 và 54A (KP.8, P.Hiệp Bình Phước) bị ngập trong nước, tuy nhiên chưa xác định được thiệt hại.
Hiện chính quyền địa phương đang tiến hành khảo sát thiệt hại từ người dân, qua đó sẽ có phương án hỗ trợ, động viên người dân chịu ảnh hưởng bởi sự cố vỡ bờ bao này.
Người Sài Gòn chạy lũ trong sáng 5/12
Clip đang được xem nhiều nhất: Thêm clip bạo hành trẻ em gây phẫn nộ: Cha đẻ đánh đập dã man, tung chân đạp con gái nhỏ bay xa 2 mét!
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%