Richard III (1452-1485), vị vua cuối cùng của vương triều Plantagenet (Anh), đã tử vong trong trận chiến Bosworth Field vào ngày 22/8/1485, chỉ hai năm sau khi lên ngôi.
Hài cốt Vua Richard III được tìm thấy tại khu vực khai quật thuộc một bãi đỗ xe gần nhà thờ Grey Friars ở Leicester vào tháng 9/2012 |
Cuộc chiến Hoa hồng diễn ra cuối thế kỷ XV được nhà văn, nhà soạn kịch vĩ đại người Anh, William Shakespeare mô tả khá rõ nét trong tác phẩm bất hủ của mình về vị vua "lưng gù, tàn nhẫn" Richard III. Tuy nhiên, các nhà sử học hiện đại lại cho rằng, những gì hậu thế biết về vị vua này còn quá ít, chưa phản ánh đầy đủ và công bằng.
Chính vì vậy, hiện nay tại Anh người ta cho thành lập Câu lạc bộ Richard III để nghiên cứu đầy đủ hơn, trong đó việc làm đầu tiên là dùng kỹ thuật ADN để xác định được chính xác vị trí ngôi mộ của ông.
Tìm Vua nhờ ADN
Richard III là vị vua cuối cùng của triều đại Plantagenet từ năm 1483. Chiến tranh Hoa hồng bùng nổ, buộc Vua Richard III phải tham chiến. Trong cuộc chiến kéo dài tại Bosworth Field, với tư cách là người đứng đầu, ông phải trực tiếp chỉ huy quân đội. Thất bại của ông trong trận Bosworth là đỉnh cao cuối cùng của Chiến tranh Hoa hồng và sự lụi tàn của triều đại Plantagenet.
Chiến tranh Hoa hồng (1455 - 1485) là một loạt cuộc nội chiến tranh giành vương vị nước Anh giữa những người ủng hộ hai dòng họ Lancaster và York. Sở dĩ cuộc chiến có tên gọi Chiến tranh Hoa hồng là do huy hiệu của hai dòng họ đứng đầu cuộc chiến đều có hình ảnh hoa hồng, trong đó hoa hồng trắng của nhà York, còn hoa hồng đỏ của nhà Lancaster.
Theo sử sách còn ghi, Vua Richard III qua đời ở tuổi 32. Cuộc đời của ông chứa đựng nhiều bí ẩn, chính vì vậy mà hiện nay tại Anh giới học giả, sử học vẫn tiếp tục nghiên cứu về ông. Nhiều khám phá cho thấy, sau khi bị thất bại, danh tiếng của ông bị bôi nhọ bởi những người kế vị và những đối thủ mặc dù ông vẫn được xem là một trong những vị hoàng đế quan trọng của lịch sử nước Anh.
Tuy nhiên, bí ẩn lớn nhất vẫn là ngôi mộ đã bị mất tích. Ban đầu, các nhà khảo cổ học thuộc Đại học Leicester (UOL) tìm kiếm những ngôi mộ cổ xung quanh nhà thờ tại khu vực bãi đỗ xe Greyfriars, nơi năm 1485 từng là bãi chiến trường Bosworth Field ác liệt.
Trước đây, các nhà sử học cho rằng, trận chiến diễn ra trên đồi Ambion gần Sutton Cheney, nơi có đài tưởng niệm bằng đá đánh dấu vị trí Vua Richard III qua đời. Nhưng độ chính xác nơi Vua Richard III tử vong là đề tài tranh luận suốt nhiều thế kỷ qua, thậm chí có giả thiết còn cho rằng, thi hài nhà vua được mang đến Leicester, chôn tại Tu viện Francisal.
Hình ảnh phục chế của Vua Richard III.
Tuy nhiên đến nay, vị trí chính xác tu viện vẫn chưa xác định cụ thể - nó chỉ còn tồn tại trong trí tưởng tượng con người.
Sau nhiều thế kỷ đồn đoán và tìm kiếm, tháng 9/2012, các chuyên gia UOL đã giám định ADN bộ hài cốt chôn dưới một bãi đỗ xe ở Leicester và xác nhận đây chính là thi hài Vua Richard III. Một trong những yếu tố giúp các nhà khoa học xác định chính xác nơi thi hài nhà vua là vị trí diễn ra trận chiến đấu Bosworth, đặc biệt là kho vũ khí thời Trung cổ.
Ngoài ra, người ta còn tìm ra huy hiệu hình con heo rừng bằng bạc từng được dùng cho các hiệp sĩ thân cận của Vua Richard III, đặt bên cạnh thi hài vua tại bãi đỗ xe trên.
Giây phút cuối cùng
Các chuyên gia UOL cho biết, đây là bộ hài cốt có niên đại hơn 500 năm, được chôn trong một hầm mộ khá nông thậm chí không có vải liệm. Rất có thể vị vua xấu số này bị trói vào lúc chôn nên hệ thống xương bị tổn thương nặng nề. Những phân tích ban đầu về bộ xương của Richard III đã nhấn mạnh về trạng thái vẹo của cột sống cũng như các vết sẹo chiến trường của nhà vua, bao gồm ít nhất 8 vết thương trên hộp sọ.
Trong quá trình khám nghiệm mới, được ghi lại chi tiết trong tạp chí y khoa The Lancet số ra ngày 23/9 vừa qua, các nhà khoa học đã tìm hiểu sâu hơn và phát hiện tổng cộng 11 vết thương trên bộ xương của Richard III, xảy ra trong khoảng thời gian tử vong, trong đó có 9 chấn thương hộp sọ. Phát hiện này cho thấy, trước khi chết ông không có mũ sắt bảo vệ.
Ba trong số những chấn thương này thuộc vào loại chấn thương "cạo hộp sọ". Những vết liếc nông như thế này sẽ cắt vào da đầu và cạo vào xương hộp sọ. Chúng sẽ gây chảy máu nghiêm trọng, nhưng không phải là những vết thương gây tử vong, trừ phi không được điều trị. Điều đáng chú ý là phần rìa của những vết thương này cho thấy chúng có thể được gây ra bởi cùng một vũ khí.
Những vết thương lớn trên hộp sọ chứng tỏ Vua Richard III đã chịu cái chết rất đau đớn.
Tuy nhiên, có thể gần như chắc chắn rằng Richard III đã bị hạ gục bởi nhiều hơn một người, với nhiều hơn một vũ khí. Hàm dưới bên phải của nhà vua có một vết thương dài khoảng 10 mm do dao găm gây ra; ngoài ra bên má phải của Richard III cũng có một vết dao đâm. Trên đỉnh đầu của nhà vua có một vết thương hình lỗ khóa, gần như chắc chắn gây ra bởi một con dao găm Rondel - một loại dao sống mảnh, mũi nhọn, thường được sử dụng vào cuối thời Trung cổ. Vết thương này có thể gây chảy máu cả trong và ngoài, nhưng không thể gây tử vong ngay lập tức.
Vết thương chí mạng có thể được gây ra bởi một thanh kiếm hoặc một cái kích. Ở phần dưới hộp sọ của Richard III, các nhà nghiên cứu phát hiện hai vết thương, một có kích thước 60 x 55 mm, và một có kích thước 32 x 17 mm. Hai vết thương này thẳng hàng với nhau và với những chấn thương trên đốt sống đầu tiên. Nói cách khác, có vẻ như một lưỡi dao đã đâm vào đầu của Richard III, cắt qua não và đâm qua phía đối diện của hộp sọ.
Quá trình khám nghiệm cũng cho thấy hai vết thương khác trên cơ thể của Richard III. Một vết thương ở xương sườn thứ 10 bên phải, có thể do một con dao găm sắc gây ra từ phía sau. Vết thương còn lại dài khoảng 30 mm, sượt qua xương chậu, xuyên qua mông bên phải, có khả năng gây tử vong. Tuy nhiên, những vết thương này gần như chắc chắn được gây ra sau khi Richard đã chết, bởi áo giáp nhà vua mặc có thể bảo vệ cho ông trên chiến trường. C
ác nhà nghiên cứu không thể chắc chắn về thứ tự của các vết thương, song các tài liệu lịch sử cho biết Richard III đã ở tư thế quỳ, đầu cúi về phía trước khi đón nhận vết thương chí mạng - hoàn toàn phù hợp với vết thương lớn ở hộp sọ của Richard. Gương mặt của nhà vua thực chất là ít rách nát hơn so với nhiều thương vong khác trong các trận chiến thời đó. Nhiều khả năng việc không đụng tới gương mặt của nhà vua là cố ý, bởi những kẻ chiến thắng không muốn có bất kỳ nghi ngờ gì về việc kẻ bị giết chính là Richard III.
Rất nhiều giun bên bộ xương…
Trong bài báo đăng trên Tạp chí The Lancet mới đây, các nhà khoa học khảo sát địa chất Anh đã đo nồng độ các đồng vị bao gồm oxygen, strontium, nitrogen và carbon trong bộ xương của Vua Richard III. Theo đó, hai chiếc răng (một răng hàm và một răng cửa), và hai xương (một xương sườn và xương đùi) đã được đem ra phân tích. Bởi vì mỗi bộ phận này chứa đựng những thông tin khác nhau và có thể cung cấp nhiều manh mối về cuộc sống của Vua Richard III.
Vua Richard III lên ngôi chỉ 26 tháng trước khi ông qua đời và phân tích cho thấy, chế độ ăn uống của ông thay đổi rõ rệt trong thời gian ngắn ngủi sau khi lên ngôi. Quý tộc thời Trung cổ ăn chế độ ăn giàu protein với nhiều loài cá nước ngọt và các loài chim được săn bắn, vì phải tuân giữ theo tôn giáo kêu gọi "không ăn thịt" trong ít nhất 4 tháng. (Cá và các loài chim được săn bắn như cò hay thiên nga không được coi là thịt).
Phân tích đồng vị thu được rất nhiều thông tin về cuộc sống của Richard III rằng, ông sinh ra ở miền đông nước Anh nhưng dành một phần tuổi thơ của mình ở miền tây. Với những khám phá về chế độ ăn uống xa hoa của vị vua đoản mệnh này, các nhà khoa học bắt đầu tự hỏi, liệu sự khác biệt trong các đồng vị oxygen chỉ ra thực tế rằng, Richard III uống một thứ gì đó khác chứ không phải là nước. Pha nước vào bia có thể thay đổi nồng độ đồng vị, nhưng bia không phải là thức uống dành cho những người có địa vị cao trong thời kỳ Trung cổ. Bằng cách thực hiện các bài kiểm tra tương đương với hiện đại, các nhà khoa học có thể kết luận Richard III đã uống một chai rượu vang mỗi ngày.
Khi nghiên cứu, các nhà khoa học cũng phát hiện ra rất nhiều trứng giun trong đất xung quanh xương chậu của bộ di hài. Đó cũng là vị trí ruột của cơ thể Vua Richard III. Theo kết quả được công bố trực tuyến hôm 4/9/2014 trên Tạp chí The Lancet, các chuyên gia cho rằng, những quả trứng giun gần xương chậu của bộ xương chứng tỏ vị vua này đã bị nhiễm giun đũa trong suốt thời gian ông còn sống. Tuy nhiên, do là vua nên Richard III có chế độ ăn đầy đủ; vì thế mà loài giun này đã không gây nhiều tổn hại nghiêm trọng.
Các ngự y của Vua Richard III có lẽ rất khó phát hiện ra những triệu chứng liên quan đến bệnh nhiễm giun mà có thể nghĩ tới một phương pháp điều trị về đường máu. Các chuyên gia nghi ngờ rằng, chính những con giun đũa đã tấn công mạnh vào cột sống của Richard III khiến ông bị gù lưng như William Shakespeare đã miêu tả lại.
Việc xuất hiện rất nhiều giun bên ngoài bộ xương như vậy, có thể do Richard III bị giết trên chiến trường vào năm 1485. Bởi với loài giun đũa tròn, khi người lớn bị nhiễm mà bị chấn thương mạnh như tai nạn xe hơi có thể làm cho những con giun bật ra mũi và tai. Giáo sư dịch tễ học Simon Brooker cho biết, có thể chính vì Richard III dính nhiều vết thương nên đã đẩy những con giun thoát ra ngoài cơ thể ông và xuất hiện một cách khủng khiếp khi ông qua đời…
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?