Chiều ngày 10 -11, với đa số phiếu tán thành, Quốc hội đã chính thức cho phép tăng lương từ ngày 1- 1- 2015 với mức tăng là 8%, tương đương khoảng 90.000 đồng/tháng.
![]() |
6,3 triệu người sẽ chính thức được tăng lương từ 1-1- 2015 |
Trước đó, trong báo cáo tiếp thu, giải trình về dự thảo nghị quyết dự toán ngân sách nhà nước năm 2015, Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho hay: Sau khi thống nhất với Chính phủ, UBTVQH đề nghị bổ sung vào Dự thảo Nghị quyết nội dung “Thực hiện điều chỉnh tăng 8% đối với lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công và tiền lương đối với cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang có thu nhập thấp (hệ số lương từ 2,34 trở xuống). Thời điểm thực hiện từ ngày 01-01-2015”.
“Việc điều chỉnh này một mặt giúp cải thiện thu nhập cho khoảng 6,3 triệu người, trong đó đối tượng do NSNN đảm bảo là gần 5 triệu người, chiếm khoảng 2/3 tổng số đối tượng hưởng lương và trợ cấp từ NSNN. Mặt khác cũng đảm bảo được mối tương quan với việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng của khu vực doanh nghiệp” – ông Hiển nhấn mạnh. Đồng thời cũng cho hay, nguồn kinh phí thực hiện việc tăng lương vào khoảng 11.100 tỷ đồng.
Ngoài việc tăng lương, Nghị quyết cũng yêu cầu Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa chặt chẽ, chống dàn trải, lãng phí, thất thoát. Quản lý và sử dụng ngân sách tiết kiệm, hiệu quả. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, tăng cường kỷ luật tài chính - ngân sách.
Nghị quyết cũng yêu cầu cần phải triệt để tiết kiệm trong chi thường xuyên. Không mua xe công (trừ xe chuyên dụng theo quy định của pháp luật), giảm tối đa các khoản chi khánh tiết, hội nghị, hội thảo, lễ hội, động thổ, khởi công, khánh thành công trình và đi công tác nước ngoài. Tổ chức đại hội Đảng các cấp theo tinh thần tiết kiệm. Thực hiện nghiêm Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
QH cũng yêu cầu tính đúng, tính đủ nợ công, không để vượt mức trần theo Nghị quyết của Quốc hội (65%GDP). Cạnh đó, quản lý chặt chẽ nợ công, đặc biệt là các khoản vay có bảo lãnh của Chính phủ, các khoản vay về cho vay lại.
Tiếp đó, Chính phủ cũng cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, quản lý chặt chẽ quỹ tích lũy trả nợ. Tiếp tục các biện pháp cơ cấu lại các khoản vay. Từ năm 2015, phát hành trái phiếu chính phủ kỳ hạn từ 5 năm trở lên, không thực hiện các khoản vay có kỳ hạn ngắn cho bù đắp bội chi NSNN, giảm mức vay đảo nợ.
Clip đang được xem nhiều nhất: Sau thông báo ly hôn chồng doanh nhân, Vũ Thu Phương hiện ra sao?




-
Người Việt Nam có thể tiêu tiền Việt khi đến những quốc gia này, thoải mái du lịch mà chẳng cần lo đổi tiền
-
Ngày mai là Tết Hàn thực mùng 3 tháng 3 âm lịch: Thắp hương khung giờ nào đẹp nhất?
-
Đời thăng trầm của con nuôi hai 'Ông hoàng cải lương Hồ quảng': Thần đồng từ nhỏ, mất 4 người thân trong 2 tháng


-
Dự kiến có 34 tỉnh thành sau sáp nhập mới nhất theo Tờ trình 624
-
06 Nghị định có hiệu lực thi hành từ tháng 04 năm 2025
-
Vải thiều Lục Ngạn, bánh cáy Thái Bình, phở bò Nam Định... sẽ được gọi thế nào sau khi sáp nhập tỉnh?
-
Xảy ra động đất cần làm gì để thoát hiểm?
-
Số thuê bao di động phải xác thực qua VNeID để khẳng định thuê bao chính chủ
-
Chính thức: Đảng viên sinh con thứ ba trở lên không còn bị kỷ luật
-
Ca sĩ nổi tiếng cưới đại gia Việt kiều: 25 năm không có con chung, sở hữu nhiều BĐS tại Mỹ
-
Chính thức chốt lịch thi tốt nghiệp THPT 2025