Sôđa (đồ uống có ga) là loại đồ uống quen thuộc và ưa thích của nhiều người, đặc biệt là trẻ em. Tuy nhiên, loại đồ uống này cũng có một số tác hại.
![]() |
|
Dưới đây là 6 lý do để bạn tránh xa sôđa:
1. Sôđa khiến bạn béo phì. Một nghiên cứu cho thấy những người uống sôđa trong các bữa ăn đã tăng vòng bụng hơn 70% trong vài năm so với những người không uống sôđa.
2. Sôđa làm tăng nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng. Béo bụng do thói quen uống sôđa có liên quan với bệnh tim và tiểu đường týp 2. Một nghiên cứu mới được đăng trên tờ Journal of Internal Medicine cũng cho thấy thói quen uống sôđa trong các bữa ăn hàng ngày khiến nguy cơ đột quỵ cao hơn.
3. Thường xuyên dùng đồ uống có ga có thể gây ung thư. Nghiên cứu mới của Trường Y tế công cộng Đại học Minnesota cho thấy thường xuyên uống từ ≥2 lon đồ uống có ga mỗi tuần có thể tăng gần gấp đôi nguy cơ ung thư tụy. Các tác giả nghi ngờ rằng quá thừa đường do uống sôđa thường xuyên gây sản sinh insulin, kích thích sự phát triển tế bào ung thư.
4. Sôđa làm tổn hại răng. Hàm lượng một số axít (phosphoric, malic, citric) cao trong sôđa có thể gây mòn men răng. Loại đồ uống có ga hương vị cam chanh là hại nhất – chúng gây mòn men răng gấp 5 lần cola.
5. Sôđa làm tổn hại xương. Những axít gây tổn hại răng cũng lấy canxi từ xương.
6. Sôđa vẫn có hại ngay cả khi bạn không thừa cân. Nghiên cứu mới từ Hội Tim mạch Hoa Kỳ cho thấy phụ nữ dễ bị tổn hại do uống ≥2 lon nước ngọt (bao gồm cả sôđa) mỗi ngày hơn so với nam giới. Phụ nữ uống sôđa dễ có vòng eo lớn hơn, nồng độ cholesterol “xấu” LDL và triglycerid cao hơn, tăng đường huyết và nồng độ cholesterol “tốt” HDL thấp hơn ngay cả khi họ không thừa cân.


-
Nghiên cứu mới nhất của Harvard: Uống hơn 3,5 cốc sữa mỗi tuần có thể làm tăng nguy cơ ung thư gan lên 45%?
-
Ăn hơn 100 quả vải trong một ngày người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu, bác sĩ đưa ra cảnh báo quan trọng
-
Khám da liễu định kỳ – Bí quyết để sở hữu một làn da mạnh khỏe mạnh dài lâu
-
Loại rau này nên ăn nhiều vào mùa hè, vừa thanh nhiệt giải độc vừa bổ sung canxi, tăng cường hệ miễn dịch




-
Đề xuất mã số đơn vị hành chính của 34 tỉnh, thành phố sau sáp nhập: Hà Nội mã số bao nhiêu?
-
'Tây Du Ký 1986': Những bí mật sau gần 40 năm mới được hé lộ
-
Lương hưu sẽ được chi trả ra sao sau khi sáp nhập BHXH các tỉnh từ ngày 1/7/2025?
-
Câu chuyện luân hồi chấn động Ấn Độ: Một cô bé 4 tuổi nhớ rõ 'kiếp trước' và tìm về chồng con
-
Chi tiết mức lương tối thiểu vùng của 34 tỉnh, thành áp dụng từ ngày 1/7/2025
-
Chính thức: Quốc hội chốt mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp bằng 60% tiền lương bình quân
-
126 phường, xã mới ở Hà Nội sẽ có tên gọi như thế nào sau sáp nhập?
-
Người từ 60 tuổi không có lương hưu sắp được nhận một khoản tiền hàng tháng, điều kiện là gì?