Bé từ 6 tháng tuổi trở đi đã có thể ăn thêm thực phẩm ngoài. Tuy nhiên không phải món gì bé cũng ăn được ngay và món gì cũng tốt nhất với bé lúc này...
![]() |
|
Từ 4-6 tháng tuổi, em bé bắt đầu có thể ăn nhiều loại thực phẩm khác nhau ngoài sữa mẹ và sữa công thức. Ở giai đoạn ăn dặm này, nếu bé được thử nhiều món ăn khác nhau, thì sau này bé sẽ rất “dễ tính” trong khoản ăn uống.Sau đây là 5 loại thực phẩm tốt nhất cho bé dưới 1 tuổi, mẹ tham khảo nhé.
1. Rau xanh
Đừng bao giờ bỏ qua rau xanh vì rau xanh rất giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ. Rau xanh đóng góp rất nhiều vào việc thúc đẩy sự tăng trưởng của bé. Mẹ nên chọn các loại rau màu sắc đậm như cải bó xôi, cải xoăn, cải xoong, súp lơ xanh, bí đỏ, cà rốt để bổ sung vào khẩu phần ăn của bé. Việc cho bé ăn rau sớm sẽ tạo lập thói quen ăn rau cho bé sau này. Nếu 2-3 tuổi mới cho bé ăn rau, bé sẽ có xu hướng từ chối không ăn.
Mới đầu bé có thể không thích mùi vị hăng hăng của rau, mẹ nên kiên nhẫn từ từ cho bé làm quen. Nên cho bé ăn các loại rau bé không thích khi bé đói trước, tiếp theo mới đến các món khoái khẩu của bé. Nếu bé nhất định không ăn rau, có thể thay bằng củ cải hoặc khoai lang.
Khi bé còn nhỏ, mẹ có thể hấp nghiền nhuyễn cho bé ăn. Dần dần chuyển sang hấp rồi cắt nhỏ để bé tự cầm ăn.
2. Cá
Bé 6 tháng tuổi đã có thể ăn cá mà không sợ bị tiêu chảy như nhiều người vẫn nghĩ. Giàu protein, vitamin, khoáng chất, đặc biệt là axit béo omega-3 rất tốt cho sự phát triển não bộ của bé. Mẹ nên chọn các loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp như cá hồi, không ăn cá mập, cá kiếm, cá kình.
Một số bé có cơ địa dị ứng với cá. Nếu bé bị như vậy, mẹ nên đổi thực phẩm khác và chờ bé lớn hơn mới cho ăn lại.
3. Thịt gia cầm và thịt đỏ
Các loại thịt nạc cung cấp nhiều protein, sắt và kẽm. Ngoài ra còn cung cấp một lượng nhỏ vitamin D. Khi bé được 6 tháng tuổi, nhu cầu về sắt của bé cao hơn và sữa mẹ không đáp ứng đủ, khi đó mẹ nên cho bé ăn thêm thịt gia cầm và thịt đỏ.
4. Các loại hạt và các loại đậu
Các loại hạt và các loại đậu cũng cung cấp nhiều protein và chất sắt. Mẹ có thể thay các thực phẩm này cho thịt và cá, nếu bé chưa quen ăn. Màu sắc đẹp mắt của các loại hạt và đậu cũng giúp kích thích vị giác của bé hơn. Trường hợp bé không thích, mẹ có thể nghiền nhuyễn và trộn cùng sữa cho bé.
5. Sữa
Dù bé đang làm quen với thức ăn đặc, thì sữa vẫn là nguồn cung cấp canxi chính cho bé. Bé dưới 1 tuổi vẫn duy trì uống sữa hàng ngày vì đây vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của bé. Các thức ăn rắn khác chỉ mang ý nghĩa giới thiệu, làm quen và tập phản xạ nhai. Hãy cho con bú thường xuyên hoặc bú ít nhất 500-600ml sữa công thức mỗi ngày, cho đến khi bé tròn 1 tuổi.
Khi tròn 1 tuổi, bé sẽ bắt đầu ăn 3 bữa chính một ngày, giữa các bữa chính xen kẽ 1-2 bữa phụ. Mẹ cũng có thể thay sữa công thức bằng các loại sữa tươi, sữa thanh trùng khác cho bé.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”


-
Cá tốt cho sức khỏe nhưng tuyệt đối không nên ăn kiểu này, rất nhanh ung thư và bệnh tật, số 1 rất nhiều người mắc
-
Nguyên nhân gì có thể khiến cả nhà ung thư? 5 thói quen nấu nướng gây ung thư hàng đầu nhiều gia đình vẫn làm
-
Loại thịt 'bổ gấp 9 lần thịt gà': Rất quen thuộc với người Việt, nam giới ăn vào kéo dài tuổi thọ, thể lực sung mãn
-
Ở Việt Nam có loại rau cay hơn cả ớt, là thần dược chữa được nhiều bệnh, cực tốt cho hệ tiêu hoá




-
Trước nghỉ lễ 30/4 và 1/5, hơn 3,3 triệu người sẽ được nhận 2 khoản tiền lớn này
-
Chủ tịch xã được lựa chọn dựa theo tiêu chí nào khi sáp nhập xã, không còn cấp huyện?
-
Hơn 2 tháng nữa, thành phố cổ thứ 2 Việt Nam chỉ sau Hà Nội dự kiến sẽ không còn trên bản đồ hành chính
-
Thủ tục đăng ký biến động thay đổi quyền sử dụng đất do chia, tách, sáp nhập mới nhất
-
Chi tiết 30 điểm bắn pháo hoa dịp lễ 30/4 tại TP.HCM
-
Tỉnh có nhiều vàng nhất Việt Nam: Trữ lượng hơn 20 tấn, nơi duy nhất sở hữu 2 Di sản thế giới
-
6 thành phố trực thuộc Trung ương có quy mô lớn thế nào sau sáp nhập?
-
100% công chức cấp huyện chuyển về đâu sau sáp nhập? Đã có quyết định chính thức