Có những loại cây cảnh độc và nguy hiểm, đặc biệt là với những gia đình có trẻ nhỏ mặc dù có vẻ bề ngoài rất đẹp và vô hại.
![]() |
|
Có những loại cây cảnh độc và nguy hiểm, đặc biệt là với những gia đình có trẻ nhỏ mặc dù có vẻ bề ngoài rất đẹp và vô hại.
Dưới đây là 6 loại cây cảnh độc nhưng rất hay được trồng phổ biến trong chậu để trang trí nhà ở mà bạn cần suy xét thật kỹ trước khi chọn lựa chúng.
1. Hoa đỗ quyên
Đỗ quyên là loại cây thân gỗ có vỏ cành màu xám, ra hoa đẹp, sắc màu phong phú, thường mọc nhiều ở vùng núi cao. Thế nhưng, ít ai biết rằng tất cả các bộ phận của cây đều có chứa chất độc Andromedotoxin và Arbutin glucoside. Người trúng độc thường có triệu chứng buồn nôn, uể oải, chóng mặt, khó thở,… Một lượng nhỏ lá đỗ quyên (100g - 225g) cũng đủ gây ngộ độc nặng cho một đứa trẻ.
2. Cây hồng môn
Không ai có thể phủ nhận vẻ bắt mắt của hồng môn. Cây mọc thành bụi, sống lâu năm, sinh trưởng nhanh, với lá xanh bóng dài, nổi gân chân vịt xanh nhạt. Phần hoa như chiếc quạt mo nhỏ, cong cong nên còn có tên gọi là vĩ hoa tròn hay buồm đỏ. Tuy đẹp là vậy nhưng lá và những bông hoa đỏ tươi ấy lại có chứa độc tính, nếu lỡ ăn phải sẽ bị bỏng rát vùng họng, đau nhức miệng lưỡi, sưng và bỏng rộp.
3. Xương rồng bát tiên
Xương rồng bát tiên là loại cây cảnh được ưa chuộng tại khu vực phía Nam, đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh. Màu sắc hoa rất nổi bật, từ màu vàng, đỏ, xanh, tím,… cho đến các đốm màu xen kẽ, viền hay sọc. Xương rồng bát tiên khá dễ trồng, dễ nhân giống, ra hoa lại lâu tàn. Với nhiều ưu điểm như vậy nhưng nếu trong nhà có trẻ nhỏ, bạn không nên trồng loại cây cảnh này, bởi vì nhựa của nó sẽ gây bỏng rát khi tiếp xúc, đặc biệt là với làn da mỏng manh của các bé.
4. Cây chuỗi ngọc
Cây chuỗi ngọc là loại cây cảnh đẹp mắt, thường được trồng trong chậu, treo lên cao để trang trí cửa sổ nhà ở, quán café, văn phòng hay làm đẹp sân vườn… Nhánh cây mềm mại, mọng nước, rũ xuống trông xinh xắn, lại có khả năng chịu hạn cao. Tuy nhiên, nếu quyết định chọn trồng chuỗi ngọc thì bạn nên cân nhắc đến chất gucosides có trong toàn thân cây. Bởi lẽ, chất này nếu ăn phải sẽ gây mệt mỏi, khó thở, tiêu chảy.
5. Cây ngô đồng
Ngô đồng là loại cây quen thuộc đối với người Việt Nam, tuy “ngoại hình” không quá nổi bật nhưng chúng vẫn thường được chọn làm cây cảnh trồng trong nhà. Cây có vẻ đẹp mộc mạc, gốc phình to, lá có cuống đính gần gốc, màu xanh bóng nhẵn. Cụm hoa to, cánh đỏ tươi, khiến bạn liên tươi tưởng đến những cụm san hô đẹp mắt. Một vài bài thuốc dân gian có sử dụng ngô đồng, thế nhưng nó vẫn có chứa độc chất curcin (tập trung nhiều ở củ và hạt) gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn.
Bài viết có tham khảo các nguồn tư liệu: Wikipedia.org; trả lời phỏng vấn của Phó giáo sư Nguyễn Hữu Đức (Trường Đại học Y dược TP. HCM) và Giáo sư - Tiến sĩ Khoa học Lê Huy Bá (nguyên Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường, trường Đại học Công nghiệp TP. HCM) trên tạp chí Khoa học và Đời sống.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”


-
Ngày mai là Tết Hàn thực mùng 3 tháng 3 âm lịch: Thắp hương khung giờ nào đẹp nhất?
-
Phụ nữ có đặc điểm này không chỉ tụ tài mà còn vượng phu ích tử giúp gia đình hưng thịnh
-
Tết Thanh Minh đang đến gần, chỉ diễn ra một lần trong 60 năm. Có câu nói: 'Không được đốt 6 thứ khi đi viếng mộ'. Quy tắc là gì?
-
Các cụ dặn: 'Giàu không thể quá 3 đời', tại sao lại nói như vậy?




-
Tỉnh được coi là 'thủ phủ công nghiệp miền Bắc' có GRDP tăng trưởng cao nhất Việt Nam quý 1/2025
-
Nếu không muốn mất sạch tiền trong tài khoản thì đừng bao giờ tìm kiếm cụm từ này trên Google
-
Không thể tảo mộ và cúng Thanh Minh đúng ngày Tết Thanh Minh, có thể lựa chọn ngày khác được không?
-
Xã, phường sau sáp nhập phải đạt mức diện tích, dân số nào?
-
Cát-xê của Hòa Minzy tăng gấp đôi sau cơn sốt 'Bắc Bling': Hiện tại là bao nhiêu?
-
Dự kiến có 34 tỉnh thành sau sáp nhập mới nhất theo Tờ trình 624
-
06 Nghị định có hiệu lực thi hành từ tháng 04 năm 2025
-
Vải thiều Lục Ngạn, bánh cáy Thái Bình, phở bò Nam Định... sẽ được gọi thế nào sau khi sáp nhập tỉnh?