Không chỉ ở thế giới, ở Việt Nam cũng không hiếm những doanh nhân không sở hữu tấm bằng đại học vẫn gầy dựng nên sự nghiệp đáng ngưỡng mộ.
|
“Mặc dù tôi đã bỏ học và may mắn thành công khi theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực phần mềm nhưng một tấm bằng tốt nghiệp đại học vẫn là con đường chắc chắn và an toàn hơn để dẫn đến thành công”, tỷ phú Bill Gates từng khuyên người trẻ khi họ lấy ông làm hình mẫu để hoài nghi về giáo dục.
Bill Gates không phải là trường hợp duy nhất, Steve Jobs, Mark Zuckerberg hay Oprah Winfrey cũng từng bỏ ngang việc học hành. Không chỉ ở thế giới, Đặc điểm chung của họ là có niềm đam mê, làm việc không mệt mỏi và không bao giờ ngừng học hỏi.
Đoàn Nguyên Đức: Ông chủ của Hoàng Anh Gia Lai
Đoàn Nguyên Đức thường được mọi người biết đến với cái tên bầu Đức. Xét theo giá trị tài sản trên thị trường chứng khoán Việt Nam đến ngày 16/03/2015, bầu Đức là người giàu thứ 2 với khối tài sản hơn 6.400 tỷ đồng. Ông cũng là một trong những doanh nhân có tầm ảnh hưởng lớn tại Việt Nam cũng như Đông Nam Á.
Hoàng Anh Gia Lai được biết đến doanh nghiệp bất động sản lớn tại Việt Nam với xuất phát điểm ban đầu là một xưởng gỗ tư nhân tại tỉnh Gia Lai. Trong những năm gần đây Hoàng Anh Gia Lai lại là cái tên thu hút sự chú ý khi tái cơ cấu tập đoàn và rẽ bước sang ngành nông nghiệp như trồng mía, cao su, bắp, nuôi bò sữa.
Sở dĩ ông Đức khởi nghiệp với xưởng này cũng là do không có duyên với học hành. Năm 1982 sau khi tốt nghiệp cấp 3 hệ 10 năm, ông Đức khăn gói lên Tp.HCM thi đại học. Tuy nhiên sau 4 lần thi rớt, ông nhận ra “con đường học vấn không mỉm cười với mình thì nên chọn con đường khác”. Cô Gia Thọ: Ông vua ngành bút viết Việt Nam
Theo công bố nghiên cứu thị trường do Nielsen Việt Nam công bố cách đây vài năm, hơn 90% người Việt được khảo sát nhận diện được thương hiệu Thiên Long. Điều mà hiếm có thương hiệu nào làm được. Số liệu thống kê của tập đoàn này cũng cho thấy hiện chiếm lĩnh hơn 50% thị phần, Bến Nghé và Hồng Hà giữ 12%, phần còn lại thuộc về các sản phẩm nhập khẩu từ các thương hiệu cao cấp của nước ngoài, các nhà sản xuất trong nước khác. Năm 2014, Thiên Long đạt doanh thu gần 1648 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 147 tỷ đồng với mức tăng trưởng so với năm trước tương ứng 15% và 26%.
Người gây dựng nên Thiên Long ngày hôm nay vốn là con đầu trong một gia đình gốc Hoa có hơn 10 người con. Khi đang học cấp 3, ông Thọ dừng việc học hành để phụ giúp cha mẹ bằng cách bán vé số, thuốc lá… sau này lớn hơn thì làm công nhân điện cơ tại Quận 6. Năm 1981 ông Thọ bén duyên với bút bi với việc bán bút bi dạo. Do khán hiếm, thị trường Việt Nam và Campuchia chỉ có bút bi Thái Lan. Bút sau khi sử dụng tiếp tục được bơm mực vào tái sử dụng. Thấy tiềm năng, ông Thọ mua các bộ phận của bút bi về lắp ráp và bán lại.
Sau 4 năm, gia đình ông tích cóp được 2 chỉ vàng và mua được một chiếc máy ép nhựa bằng tay để sản xuất chiếc bút bi đầu tiên có tên Vũ Trụ. Cái tên này sau được đổi thành Thăng Long và cuối cùng là Thiên Long như hiện nay.
Lê Phước Vũ: Chủ tịch tập đoàn Tôn Hoa Sen
Ông Vũ sinh năm 1963, quê tại đất võ Bình Định. Những thông tin từ công bố từ tập đoàn Hoa Sen cho biết ông Vũ không học bất kỳ trường đại học nào. Năm 1994, ở tuổi 31 ông Vũ khởi nghiệp từ một cơ sở bán lẻ tôn. Đến năm 2001, CTCP Hoa Sen được thành lập tại Bình Dương.
Theo số liệu công bố từ Hoa Sen, 11 tháng đầu năm 2014 tập đoàn này tiếp tục giữ vị trí đứng đầu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh tôn với 36,9% thị phần, tiếp sau là Sun Steel (9,2%), Phương Nam (5,5%), Blue Scope (3,9%) và các doanh nghiệp khác.
Trong một báo cáo mới cập nhật của VPBS cho biết Hoa Sen là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường tôn mạ (5 tháng đầu năm 2015: 40,8% thị phần; năm 2014: 37,1%) và đứng thứ hai về mảng ống thép (5 tháng đầu 2015: 19,4% thị phần, năm 2014: 17,8%).
Nguyễn Minh Tuấn - Ông chủ Kềm Nghĩa
Vị doanh nhân có thú chơi du thuyền này vốn sinh năm 1959 (giấy khai sinh ghi 1962) trong gia đình có 9 chị em. Từ bé ông vốn có khiếu nghệ thuật và có hoa tay bẩm sinh khi có thể tạc tượng, vẽ chân dung dù không được ai chỉ dạy. Thời bấy giờ những doanh nhân Hoa kiều thành đạt là thần tượng của ông. Ông Tuấn bỏ học lớp 9 để theo đuổi giấc mộng kinh doanh khi thấy “học thành kỹ sư, bác sỹ đi làm thu nhập cũng chỉ bằng đạp xích lô”.
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, ông Tuấn học nghề mài kềm. Sau 1 năm học nghề, ông mở ra làm riêng chuyên mài kềm cho khách qua đường. Năm 1992, sau hơn 9 năm kinh doanh vỉa hè, ông Tuấn tích cóp đủ vốn để mở cơ sở tên “Nghĩa Sài Gòn”, sau này đổi tên thành Kềm Nghĩa. Nghĩa vốn là tên gọi cúng cơm ở nhà của ông Tuấn.
Năm 2014, doanh số xuất khẩu của Kềm Nghĩa đạt 110 triệu USD gấp 5 lần doanh thu tiêu thụ nội địa.
Thị trường xuất khẩu quan trọng của Kềm Nghĩa là Mỹ bởi người Mỹ gốc Việt làm việc nhiều nhất mảng dịch vụ trong đó có làm nail. “Người Việt ở Mỹ muốn kiếm tiền nhanh và dễ nhất thì học làm nail. Ở đâu có thợ nail Việt Nam thì ở đõ có sản phẩm Kềm Nghĩa”.
Về thị trường nội địa, công ty này cũng cho biết không có đối thủ khi cứ 5 bộ dụng cụ chăm sóc móng bán ra thì có 4 mang thương hiệu Kềm Nghĩa.
Lương Xuân Hà: Ông chủ khu đô thị Ecopark
Dự án đô thị sinh thái Ecopark do CTCP đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico), nơi ông Lương Xuân Hà nắm đa số cổ phần thực hiện. Dự án tham vọng này được thực hiện trên tổng diện tích 500 ha với giá trị 8 tỷ USD đầy đủ cơ sở hạ tầng từ biệt thự, nhà ở, khu căn hộ cao tầng cho đến bệnh viện trường học, xung quanh được phủ xanh bởi cây lớn.
Ông Hà xuất thân vốn là một thợ thủ công sửa chữa đồng hồ. Năm 18 tuổi ông Hà đi bộ đội thay vì theo đuổi sự nghiệp học hành. Sau khi xuất ngũ chàng trai này về Hà Nội, theo nghề của cha và mở một cửa hàng sửa chữa đồng hồ tại một con phố thủ đô. Một thời gian sau Lương Xuân Hà lấy vợ và kinh doanh đồng hồ tại phố Hàng Đào.
Đầu những năm 1990, ông Hà góp vốn mở salon ô tô cùng bạn. Đến năm 1994, Lương Xuân Hà có quyết định táo báo khi vay vốn ngân hàng mua một biệt thự cổ tại phố Trần Hưng Đạo để kinh doanh khách sạn nhỏ và mở nhà hàng Cây Cau. Cùng với sự giúp đỡ của vợ, vốn sống trong gia đình có truyền thống kinh doanh nhà hàng, công việc kinh doanh của ông Hà tiến triển thuận lợi. 10 năm sau ông Hà lại có quyết định táo bạo khác là chuyển sang phát triển bất động sản tạo giá trị gia tăng cho người mua thay vì chỉ dừng lại ở việc bán nhà.
Clip đang được xem nhiều nhất: Khởi tố 3 đối tượng phát tán clip với nội dung 'thác loạn' trong quán bar Sunny
- 'Nhìn mặt là biết' liệu bạn có sống lâu hay không? Người sống lâu “thường có 5 đặc điểm”!
- Sau 1/1/2025, thẻ chưa xác thực sinh trắc học sẽ không rút được tiền từ máy ATM, có đúng không?
- Trong mắt đàn ông, phụ nữ không đáng để theo đuổi chẳng qua là 3 kiểu này, phụ nữ nên hiểu
- Loại gỗ quý hiếm 800 năm mới được thu hoạch, được mệnh danh ‘vàng đen’ và nằm trong Sách đỏ Việt Nam
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?