Đó là con số được Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NNPTNT) công bố ngày hôm qua (17/9) sau khi kiểm tra giá ăn, rau mầm trên địa bàn các thành phố lớn.
Chất lượng giá đỗ đang là vấn đề mà nhiều người tiêu dùng rất quan tâm. |
Giá đỗ rất mất vệ sinh
Ông Nguyễn Xuân Hồng – Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) cho biết: “Theo thống kê của cơ quan chuyên môn về hóa chất và an toàn thực phẩm (ATTP) của Mỹ, từ năm 1996 đến nay, đã xảy ra 46 sự cố về ATTP đối với giá đỗ và rau mầm. Thực tế cho thấy, giá đỗ thường nhiễm các vi sinh vật gây bệnh qua đường tiêu hóa”. Xuất phát từ nguy cơ cao như trên, Cục BVTV đã tiến hành lấy 50 mẫu giá đỗ và rau mầm trên địa bàn Hà Nội để kiểm nghiệm về vi sinh.
Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, có tới 40% số mẫu có chứa vi sinh vật liên quan đến đường ruột Ecoli, Salmonella, listeria vượt cao hơn mức cho phép đối với rau ăn sống.
Cũng theo kết quả kiểm tra đối với các loại vi sinh vật ở giá đỗ, rau mầm, nguy cơ bị nhiễm vi sinh vật là rất cao. Ông Hồng cho biết: “Trong quá trình sản xuất, chỉ cần hạt giống, nguồn nước không đảm bảo, vật dụng đựng giá đỗ mất vệ sinh, sử dụng tay trần bốc giá đỗ, nhất là khi hạt mọc mầm, sản phẩm sẽ bị nhiễm khuẩn ngay”.
Ngoài giá đỗ, từ ngày 10.8 đến 10.9, Cục BVTV cũng đã tiến hành kiểm tra 100% mẫu nho tươi, 30% mẫu khoai tây nhập khẩu có nguồn gốc từ Trung Quốc. Kết quả, đã phát hiện 4 mẫu vi phạm quy định về vệ sinh ATTP. Cụ thể, có 1 mẫu quả mận tươi nhập khẩu có chứa dư lượng carbendazim vượt mức dư lượng cho phép, có 2 mẫu nho (nhập qua cửa khẩu Lào Cai) có dư lượng difenoconzole, 1 mẫu quả lựu có tubeconzole và carbendazim vượt ngưỡng cho phép.
Sẽ có quy chuẩn sản xuất giá đỗ, rau mầm
Ông Hồng cho biết: “Hiện nay, các phòng thí nghiệm của Cục BVTV chủ yếu tập trung vào phân tích dư lượng thuốc BVTV, hóa chất BVTV và kim loại nặng, còn vấn đề vi sinh vật lại do Bộ Y tế thực hiện. Do đó, liên quan tới kết quả giá đỗ có vi sinh vật kiểm nghiệm vừa qua, chúng tôi chỉ có thể công bố, nhưng để xử lý thì ngành BVTV chưa có cơ sở pháp lý thực hiện”.
Cần kiểm tra cả măng, thịt bò khô
Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng yêu cầu: “Trong tháng tới, Cục BVTV cần tiếp tục kiểm tra vấn đề vệ sinh ATTP đối với măng, Cục Thú y kiểm tra thịt bò khô, ngành thủy sản tập trung kiểm tra việc sử dụng urê ướp cá biển… Phải làm rõ có các chất gì, có ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng không... để chỉ đạo các địa phương vào cuộc”.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát cho rằng: “Chúng ta cần rà soát lại một số phòng thí nghiệm của Bộ NNPTNT xem có những phòng nào đạt chỉ tiêu kiểm nghiệm về vi sinh vật. Vì liên quan tới vi sinh vật trong rau, củ quả và các thực phẩm có nguồn gốc thực vật là trách nhiệm của Bộ. Đồng thời, cần phải công nhận một số phòng thí nghiệm về vi sinh vật, có đủ tiêu chuẩn mang tính pháp lý để điều tra, xử lý”.
Cũng về vấn đề này, Cục BVTV đề xuất cần sớm xây dựng và ban hành quy chuẩn kỹ thuật trong sản xuất giá đỗ và rau mầm để áp dụng vào sản xuất, cũng như các quy định về vệ sinh ATTP khi sản xuất các sản phẩm này. Ông Phát cho biết: “Từ trước đến nay, chúng ta chỉ quan tâm đến sản xuất rau trên đồng ruộng và quan tâm đến dư lượng thuốc BVTV sử dụng trong rau nhiều hơn, trong khi nguy cơ nhiễm các loại vi sinh vật là rất lớn. Đặc biệt, giá đỗ, rau mầm cũng là rau, dù không sản xuất trên đồng ruộng nhưng được là món ăn truyền thống, được sử dụng phổ biến nên phải có quy chuẩn kỹ thuật”.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?