Khi cơ thể đang nóng, bạn hạ nhiệt sai cách sẽ làm cho cơ thể mất cân bằng nhiệt nóng chuyển sang lạnh đột ngột, dễ khiến bạn choáng váng, ngất xỉu.
|
Mùa hè nóng bức ai cũng cảm thấy khó chịu, nhất là khi chúng ta vừa đi ngoài trời nắng nóng về. Cảm giác mồ hôi nhễ nhại khiến bạn cuống cuồng tìm cách hạ nhiệt. Tuy nhiên, vì vội vàng chủ quan mà không ít người mắc những sai lầm nghiêm trọng như uống nước quá lạnh, đi tắm ngay, thậm chí là ngâm mình trong bể bơi,… Về lâu dài, những sai lầm này đều có thể trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe.
Uống nước đá
Bạn thèm nước, và bạn tự thưởng cho mình một cốc nước mát lạnh. Có thể lúc đó, bạn cảm thấy cơn khát đang được đẩy lùi. Tuy nhiên, nếu uống nước đá lạnh lúc cơ thể đang nóng sẽ làm cho các mạch máu trong dạ dày, ruột co thắt lại, làm giảm chức năng dạ dày, dễ dẫn đến đau bụng cấp.
Thay vì uống nước đá hãy uống một cốc nước mát (Ảnh minh họa).
Lời khuyên: Hãy dùng khăn khô lau bớt, bật quạt ở mức vừa phải, uống một cốc nước mát. Bằng cách này, cơ thể sẽ hạ nhiệt từ từ cũng như nhanh chóng thích nghi với nhiệt độ mới, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe về lâu dài.
Tắm ngay khi về đến nhà
Nắng nóng, khó chịu nhiều mồ hôi bạn chỉ muốn chạy ngay vào nhà tắm để tận hưởng cảm giác mát lạnh. Tất nhiên ngay lúc đó bạn rất thích vì nó thật sự khiến bạn cảm thấy “sảng khoái”. Nhưng bạn nên biết rằng bạn đang phạm sai lầm vô cùng nghiêm trọng, bạn đang khiến cơ thể mất cân bằng nhiệt một cách nhanh chóng.
Ngoài ra nó còn ảnh hưởng tới việc lưu thông máu trong cơ thể, làm cho máu lên não chậm, không những thế còn ảnh hưởng đến nhịp đập của tim và huyết áp. Với những người có sức khỏe và sức đề kháng yếu, điều này có thể gây ra tai biến, rất nguy hiểm.
Ngồi dưới quạt điện, bật điều hòa mức lạnh nhất
Bạn vội vàng chạy vào nhà bật quạt ở mức gió to nhất nhằm đẩy lùi cơn nóng hoặc chạy ngay vào phòng điều hòa để nhiệt độ thấp nhất có thể. Đây là những thói quen thường gặp trong cuộc sống, nhưng ít ai biết tới hậu quả của nó. Cơ thể khi đó dễ mất cân bằng nhiệt nóng chuyển sang lạnh đột ngột, dễ khiến bạn choáng váng, ngất xỉu, thậm chí là ảnh hưởng tới tính mạng.
Với trẻ con quá trình thích nghi, thay đổi nhiệt độ đột ngột cũng
dễ gây ốm, cảm lạnh (Ảnh minh họa).
Vì thế, bạn hãy uống một cốc nước vừa mát, lau sạch mồ hôi và ngồi quạt với mức nhiệt nhẹ, bạn có thể ngồi xa hơn một chút nhé! Với người già và trẻ con quá trình thích nghi, thay đổi nhiệt độ đột ngột cũng dễ gây ốm, cảm lạnh.
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu
- Ăn lẩu vào mùa đông cực ngon, nhưng ăn sai cách thì 'độc khủng khiếp', chẳng khác nào tự rước ung thư vào người
- Thiếu ngủ ảnh hưởng tồi tệ đến sức khỏe như thế nào? Nhìn hình ảnh sau 25 năm gây sốc
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Người có tuổi thọ ngắn sẽ có 6 triệu chứng khi đi bộ, nếu bạn không có thì xin chúc mừng bạn đã có sức khỏe dồi dào
- Lừa đảo cận Tết ngày càng tinh vi, chủ tài khoản ngân hàng cần làm ngay việc này để tránh bị 'bay' sạch tiền
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 bắt đầu từ ngày nào?
- Khu đô thị nào có giá cao nhất Hà Nội, lên tới 113 triệu đồng/m2?
- Từ nay ai dùng căn cước công dân theo cách này có thể bị xử phạt lên tới 6 triệu đồng
- Cầu thủ Nguyễn Xuân Son là ai? Cơ duyên nào đưa Nguyễn Xuân Son đến với đội tuyển Việt Nam?
- Năm 2025: Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ lễ, Tết?
- Ngành nào có thu nhập cao nhất Việt Nam?
- Thời tiết dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025: Miền Bắc đón 2 đợt không khí lạnh, cụ thể ra sao?