Dưới đây là những thắc mắc của bà bầu về dinh dưỡng đã được các bác sĩ của Babycenter giải đáp.
Nếu bà bầu ăn mì ăn liền ngày này qua ngày khác có thế bị cao huyết áp |
1. Tôi rất thích ăn mì ăn liền nhưng nghe nói không tốt cho thai nhi, điều này có đúng không?
Mì ăn liền là loại thực phẩm nhanh - rất thuận tiện và dễ dàng chuẩn bị (tất cả những gì bạn cần là nước nóng). Tuy nhiên, mì ăn liền không thuộc nhóm thức ăn lành mạnh và cân bằng.
Thành phần của mì chủ yếu là tinh bột, muối, bột ngọt, hương vị... Một số loại mì ăn liền được tăng cường vitamin A. Nhưng nhìn chung, mì ăn liền lại thiếu vitamin, protein, chất xơ, khoáng chất... Đặc biệt, mì ăn liền còn mặn và có thể dẫn tới cao huyết áp nếu bạn ăn từ ngày này sang ngày khác.
Tóm lại, bà bầu có thể ăn mì ăn liền miễn là ăn uống điều độ. Nếu bạn cảm thấy thích mì ăn liền, cần lưu ý:
- Giảm lượng muối: chỉ nên nêm một nửa các gói gia vị đi kèm với mỗi gói mì.
- Để có món mì dinh dưỡng: thêm các thành phần khác vào bát mì như quả trứng luộc, thịt gà nấu chín, rau lá xanh như rau cải hay các loại rau khác, cải bắp, cà chua, đậu Hà Lan...
2. Có an toàn không khi tôi muốn ăn vừng? Hôm trước, tôi ăn vài cái bánh có nhiều vừng. Liệu tôi có bị sảy thai hay sinh non không?
Hạt vừng (còn gọi là hạt mè) giàu canxi, sắt, axit oxalic, protein, vitamin B, C và E. Tuy nhiên, có người lại tin rằng, ăn hạt vừng dễ sảy thai hoặc sau này sinh con, da dẻ sẽ lấm tấm như hạt vừng. Không có bằng chứng khoa học để chứng minh niềm tin này.
Nếu bạn còn nghi ngại vừng gây say thai thì hãy ăn nó sau quý đầu tiên của thai kì.
Nhiều thai phụ được khuyên tốt nhất là tránh ăn vừng trong 3 tháng đầu tiên, đặc biệt nếu bạn ra máu hoặc có biến chứng khác. Để khỏi hoang mang, bạn nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ của mình. Hoặc có thể ăn vừng sau quý đầu tiên của thai kỳ nếu bạn vẫn còn nghi ngại.
3. Có an toàn không nếu ăn dứa khi có thai? Có nên ăn dứa hoặc uống nước ép dứa vào cuối thai kỳ để quá trình chuyển dạ dễ dàng hơn không?
Có thể ăn dứa trong thời kỳ mang thai. Ăn dứa hoặc sử dụng nước ép dứa được biết đến như là cách tự nhiên thúc đẩy chuyển dạ với những người đã quá ngày sinh. Một lượng lớn nước dứa có thể gây co thắt tử cung. Vì lý do này mà trong thời kỳ đầu mang thai, có khuyến cáo rằng, bạn không nên uống quá nhiều nước dứa.
Phải ăn ít nhất 7 quả dứa tươi/ngày, may ra mới cảm nhận được những cơn co thắt tử cung
Dứa tươi có chứa bromelain có tác dụng làm mềm tử cung nhưng cũng có thể dẫn tới tiêu chảy. Một số thai phụ nói rằng, họ không việc gì khi uống nước ép dứa hoặc ăn dứa trong thai kỳ. Tuy nhiên, một số cho biết, họ sợ dứa gây chuyển dạ. Vậy làm sao để ăn dứa an toàn khi mang thai? Tốt nhất, bạn nên ăn uống điều độ và xem xét bất kỳ dấu hiệu nào khác lạ sau đó. Nếu được tiêu thụ với số lượng lớn, dứa có thể trở thành một chất gây phá thai.
Tuy nhiên, nếu đã qua ngày sinh dự kiến thì dứa có thể giúp ích cho bạn. Nhưng nói như vậy không phải dùng dứa để kích thích sinh nở bởi mỗi quả dứa tươi chỉ chứa một lượng bromelain rất nhỏ, phải ăn ít nhất 7 quả dứa tươi/ngày, may ra mới cảm nhận được những cơn co thắt tử cung. Điều này lại không thực hiện được vì ăn nhiều dứa như thế sẽ gây tiêu chảy hoặc bị dị ứng dứa.
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?