Với hành vi giả danh của mình Nguyễn Đức Tâm và Trần Thành Nhật đã phải trả giá.
Nguyễn Đức Tâm (áo trắng bên trái) và Trần Thành Nhật (bên Phải) trước vành móng ngựa |
Theo bản cáo trạng, ngày 20/5/2010, ông Nguyễn Văn Lơn, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Văn Hiến (nay là trường Trung cấp Y Dược Văn Hiến) đã có công văn số 82, gửi trường Đại học Y Hải Phòng, đề nghị đào tạo cho trường Trung cấp Văn Hiến 30 bác sĩ đa khoa.
8 ngày sau, Đại học Y Hải Phòng có công văn gửi Bộ Giáo dục Đào tạo xin chỉ tiêu đào tạo cho trường Trung cấp Văn Hiến theo nội dung của công văn số 82. Sau đó, Bộ Giáo dục Đào tạo đã có công văn phúc đáp, đồng ý cho trường Đại học Y Hải Phòng đào tạo 30 bác sĩ từ trường Trung cấp Văn Hiến nhưng phải đúng quy định, quy chế tuyển sinh của bộ giáo dục.
Ngày 24/11/2010, UBND tỉnh Thanh Hóa có công văn số 6476, đồng ý cho trường Trung cấp Văn Hiến tuyển sinh, hình thức đào tạo theo địa chỉ. Sau khi có các văn bản trên, ông Nguyễn Đức Tâm, nguyên Chủ tịch hội đồng quản trị, Hiệu phó trường Văn Hiến đã giao cho Lê Xuân Thảo, giáo viên hợp đồng của trường cùng với Tâm đứng ra chiêu sinh.
Lê Xuân Thảo tuyển được 2 trường hợp, số còn lại do ông Tâm trực tiếp kí tuyển. Sau khi tuyển xong, ông Tâm giao cho văn thư lập danh sách do ông Tâm ký gửi cho trường Đại học Y Hải Phòng xét duyệt. Căn cứ vào danh sách, trường Đại học Y Hải Phòng chỉ chấp nhận được 4 thí sinh đủ yêu cầu, số còn lại trường này trả lại hồ sơ vì không đúng với quy định của Bộ Giáo dục.
Biết tin hơn 20 thí sinh mà ông đã nhận bị loại, ông Tâm tìm gặp lãnh đạo Trường Đại học Y Hải Phòng để thương lượng. Tuy nhiên Ban giám hiệu Trường Đại học Y Hải Phòng vẫn không nhận số thí sinh còn lại vì chưa có sự đồng ý của UBND tỉnh Thanh Hóa và Bộ Giáo dục cho phép được tuyển sinh.
Do có quen biết với Trần Thành Nhật (giáo viên Trường THCS Nam Hà, quận Kiến An, TP Hải Phòng) nên ông Tâm bàn với Nhật lên “kế sách” làm giả mạo hồ sơ, con dấu để tiến hành tuyển sinh bằng mọi giá vì đã trót nhận của mỗi thí sinh trên 30 triệu đồng. Nhật đã giao cho Tâm 9 phiếu báo điểm của 9 thí sinh để ông này làm thủ tục. Nhật hứa với Tâm là nếu xin được UBND tỉnh Thanh Hóa thì Nhật sẽ lo xin xác nhận của Bộ Giáo dục.
Đến ngày 12/11/2010, Nguyễn Đức Tâm đã lập danh sách của 30 thí sinh, bên cạnh đó ông ta còn tự soại thảo ra công văn số 203, đồng thời giả mạo chữ ký của ông hiệu trưởng Nguyễn Văn Lơn để gửi UBND tỉnh Thanh Hóa đề nghị xin xác nhận vào bản danh sách 30 thí sinh đã nhận hồ sơ trước đó. Công văn này được Chánh văn phòng tỉnh Thanh Hóa ký sau đó Tâm giao cho ông Lê Xuân Thảo gửi cho Nhật. Thấy chữ ký của chánh văn phòng, Nhật gửi trả lại Tâm yêu cầu phải là chữ ký của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa mới đủ điều kiện.
Nguyễn Đức Tâm đã rà soát lại danh sách và chốt 28 thí sinh rồi soạn thảo 2 công văn đều cùng số 330 ngày 28/12/2010, trong đó có một công văn Nguyễn Đức Tâm trực tiếp ký giả mạo chữ ký của ông Nguyễn Văn Lơn gửi cho UBND tỉnh Thanh Hóa để xin ông Vương Văn Việt, Phó chủ tịch tỉnh ký và Bộ Giáo dục Đào tạo. Còn một bản Tâm cắt dán phô tô chữ ký của ông Nguyễn Văn Lơn.
Ông Tâm khai tại cơ quan điều tra, sau khi xin được chữ ký của Phó chủ tịch tỉnh Thanh Hóa, ông ta đã đưa đi công chứng tại thị trấn Quảng Xương, sau đó trực tiếp đưa cho Trần Thành Nhật để Thành xin xác nhận của Bộ Giáo dục.
Sau khi đã lừa được số hồ sơ đó , Nhật đã gọi điện cho Tâm ra Hải Phòng nhận lại danh sách đã được ký và đóng dấu đỏ xác nhận của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Có trong tay đủ những giấy tờ cần thiết, Tâm đến gặp Hiệu trưởng trường Đại học Y Hải Phòng. Nhìn thấy có dấu đỏ và chữ ký của Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, Hiệu trưởng trường Đại học Y Hải Phòng phê vào văn bản chấp thuận nhận đào tạo số thí sinh đã tuyển sinh.
Tuy nhiên sau khi tiếp nhận số sinh viên trên, Trường Đại học Y Hải Phòng phát hiện có nhiều dấu hiệu sai phạm nên đã làm công văn yêu cầu Trường Văn Hiến cung cấp các giấy tờ gốc để đối chiếu nhưng không thấy Trường Văn Hiến trả lời nên đã báo cáo lên cơ quan chức năng đề nghị cơ quan điều tra vào cuộc.
Quá trình điều tra làm rõ, UBND tỉnh Thanh Hóa và Bộ Giáo dục đã không ký xác nhận vào danh sách 28 thí sinh mà chữ ký của Phó Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa, Vương Văn Việt và Bộ trưởng Giáo dục Phạm Vũ Luận trong danh sách đều là in sao, giả mạo do Tâm tự đúng ra làm.
Vòa ngày 26/4, Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Đức Tâm 9 tháng tù cho hưởng án treo, phạt hành chính 10 triệu đồng, bị cáo Trần Thành Nhật 7 tháng tù giam về cùng tội danh Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Clip đang được xem nhiều nhất: Xe container cháy ngùn ngụt trên cầu Lai Vu
- Cẩn trọng với dịch vụ đọc trộm tin nhắn trên mạng xã hội: Chiêu trò lừa đảo mới, đã có nạn nhân mất hàng trăm triệu đồng
- Những trường hợp không được hưởng thừa kế nhà đất theo quy định mới nhất, ai cũng nên nắm rõ
- 5 trường hợp vượt đèn đỏ không bị CSGT xử phạt
- Từ 2025, bằng lái xe bị trừ hết điểm thì phải làm sao để được lái xe tiếp tục?
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%