Theo xếp hạng của trang tin quân sự Military.com, dưới đây là 10 chiến đấu cơ mạnh và tiên tiến nhất thế giới.Chiến đấu cơ F-22 Raptor của Mỹ
|
Chiến đấu cơ F-22 Raptor của Mỹ
F-22 Raptor (biệt danh: chim ăn thịt) là chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 sử dụng công nghệ tàng hình, có 1 chỗ ngồi, 2 động cơ, do 2 hãng Lockheed Martin và Boeing đồng sản xuất. Ban đầu, nó được thiết kế để trở thành một máy bay chiến đấu giành ưu thế trên không trước Không quân Liên Xô, nhưng cũng được trang bị cho các nhiệm vụ tấn công mặt đất, chiến tranh điện tử và trinh sát tín hiệu.
Chiến đấu cơ đa nhiệm siêu thanh F/A-18 Super Hornet
Được mệnh danh là “Siêu ong bắp cày”, chiến đấu cơ tiêm cường kích F/A-18E/F Super Hornet là một máy bay chiến đấu có tính linh hoạt cao. Bộ hệ thống tích hợp và kết nối mạng của F/A-18E/F mang lại khả năng tương tác nâng cao, hỗ trợ các chỉ huy và các binh sĩ trên mặt đất. Cả F/A-18E (ghế đơn) lẫn F/A-18F (hai chỗ ngồi ) đều có thể chuyển đổi nhanh chóng từ nhiệm vụ này sang nhiệm vụ khác, nhằm đảm bảo ưu thế liên tục trên không.
Eurofighter Typhoon (Chiến binh châu Âu - Cuồng phong)
Eurofighter Typhoon là một trong những máy bay chiến đấu tiên tiến nhất trên thế giới. Đây là sản phẩm chung của 4 quốc gia châu Âu: Anh, Đức, Tây Ban Nha, Ý và các công ty quốc phòng và hàng không vũ trụ hàng đầu của châu lục. Chiến đấu cơ “cuồng phong” này là máy bay phản lực chiến đấu tiên tiến nhất, có thể đồng thời tấn công các mục tiêu cả trên không và mặt đất.
Chiến đấu cơ Rafale của Pháp
Rafale là máy bay chiến đấu đa nhiệm vụ, với cánh hình tam giác và động cơ kép được thiết kế và chế tạo bởi công ty Dassault Aviation của Pháp. Máy bay chiến đấu Rafale có khả năng tấn công đồng thời hệ thống phòng không, mục tiêu trên mặt đất và làm nhiệm vụ do thám.
Dự án sản xuất máy bay chiến đấu Rafale bắt đầu vào cuối những năm 1970, khi Hải quân và Không quân Pháp muốn hiện đại hóa các máy bay chiến đấu lúc đó. Chiến đấu cơ Rafale từng được sử dụng trong hai cuộc chiến ở Afghanistan và Libya.
Rafale được trang bị hệ thống chiến tranh điện tử Spectra, giúp hoạt động an toàn dưới hỏa lực phòng không đối phương. Hệ thống điện tử, động cơ và radar của Rafale dự định sẽ được nâng cấp trong tương lai gần. Rafale có khả năng mang tới 9,5 tấn vũ khí gồm: tên lửa không đối không, không đối đất, chống radar, không đối hạm, bom hàng không có điều khiển.
Sukhoi Su-27 của không quân Nga
Sukhoi Su-27 (tên ký hiệu của NATO 'Flanker' - kẻ tấn công sườn) là một máy bay tiêm kích phản lực độc đáo, được thiết kế bởi Phòng Thiết kế Sukhoi (SDB) và được sản xuất năm 1977. Nó là đối thủ trực tiếp của những loại máy bay chiến đấu thế hệ mới của Hoa Kỳ (F-14 Tomcat sản xuất năm 1970, F-15 Eagle sản xuất năm 1972, F-16 Fighting Falcon và F/A-18 Hornet), với tầm hoạt động lớn, trang bị vũ khí hạng nặng và cực kỳ cơ động. Su-27 thường xuyên thực hiện các chuyến bay trong các nhiệm vụ chiếm ưu thế trên không và nó có thể thực hiện gần như mọi nhiệm vụ chiến đấu.
F-15 Eagle của không quân Mỹ
F-15 Eagle là một trong những máy bay chiến đấu tiên tiến thành công nhất, từng giành được phần thắng trong hơn 100 trận không chiến. Được McDonnell Douglas thiết kế, chế tạo, F-15 Eagle có hai động cơ và có thể hoạt động trong mọi thời tiết. F-15 Eagle bay lần đầu tiên vào tháng 7/1972 và kể từ đó, nó đã được xuất khẩu sang nhiều nước, đặc biệt là Nhật Bản, Israel và Arập Xêút.
Máy bay tiêm kích chiến lược MIG-31 của Nga
Máy bay tiêm kích chiến lược Mig-31 tên ký hiệu của NATO: “Foxhound” (Chó săn chồn) là một hệ thống vũ khí đường không được thiết kế chuyên biệt cho các nhiệm vụ phòng thủ và tấn công chiến lược. Loại máy bay này được lực lượng tiêm kích phòng không Liên xô và Nga sử dụng, nhằm đáp lại nguy cơ bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân tầm xa và các hệ thống vũ khí tấn công hạt nhân từ quĩ đạo thấp của không quân Mĩ.
F-16 Falcon của Mỹ
F-16 Fighting Falcon là một máy bay chiến đấu phản lực đa nhiệm vụ, do General Dynamics và Lockheed Martin phát triển cho Không quân Mỹ. Được thiết kế như một máy bay chiến đấu hạng nhẹ, nó đã trở thành một loại máy bay chiến đấu đa nhiệm vụ thành công.
Đây là loại máy bay chiến đấu đa năng và có thể hoạt động thành công trong mọi điều kiện thời tiết. Kể từ khi được cấp giấy phép sản xuất vào năm 1976 , hơn 4.500 máy bay F-16 Fighting Falcon đã được chế tạo và phục vụ trong lực lượng không quân của 25 quốc gia khác nhau.
Chiến đấu cơ hạng nhẹ Saab JAS 39 Gripen của Thụy Điển
Saab JAS 39 Gripen là một loại máy bay chiến đấu hạng nhẹ, do Công ty hàng không Saab Thụy Điển phối hợp với Ericson và Volvo chế tạo. JAS-39 Gripen là máy bay chiến đấu thuộc thế hệ 4+, có khả năng cất cánh từ các sân bay dã chiến, đường băng ngắn. Dù chỉ sở hữu vẻ bề ngoài nhỏ nhắn, nhưng JAS-39 Gripen lại mang được rất nhiều vũ khí hiện đại (tối đa 6 tấn nhiên liệu và vũ khí).
JAS-39 Gripen có chiều dài 12 m, sải cánh 8 m, được trang bị 1 động cơ phản lực Volvo Aero RM12 (GE F404), nhưng cũng có thể lắp động cơ F414 đời mới của F/A-18 Super Hornet (Mỹ). Bán kính tác chiến của JAS-39 là 1.300km, tầm bay không cần tiếp nhiên liệu lên tới 2.500km. Các thùng dầu phụ giúp tầm bay tối đa của Gripen lên tới 4.075km.
Với radar tầm xa PS-05 của Ericsson, giúp JAS-39 có khả năng phát hiện, định vị, nhận dạng và tự động theo dõi nhiều mục tiêu cả trên không, trên biển hay mặt đất trong mọi điều kiện thời tiết. Hệ thống này có thể dẫn đường cùng lúc cho 4 tên lửa không đối không tầm xa hiện đại nhất của NATO như: AIM-120 AMRAAM, MICA của MBDA tấn công 4 mục tiêu khác nhau.
Ngoài ra, Gripen cũng đc tích hợp hệ thống theo dõi hồng ngoại FLIR/IRortis IRST của Saab hay hệ thống phân biệt địch ta TSC-2000 do hãng Thales (Pháp) sản xuất.
Chiến đấu cơ J-10 của Trung Quốc
J-10 là một máy bay tiêm kích đa nhiệm vụ, được hợp tác thiết kế cùng Israel và do Tập đoàn Công nghiệp hàng không Thành Đô sản xuất, cung cấp cho Không quân Quân Giải phóng Nhân dân. Được thiết kế vừa là máy bay tiêm kích vừa là máy bay ném bom hạng nhẹ, J-10 sử dụng được cho các phi vụ ở mọi thời tiết, đêm và ngày. Phiên bản xuất khẩu của J-10 chỉ được bán cho Không quân Pakistan.
Clip đang được xem nhiều nhất: Võ Hoàng Yến vỡ òa xúc động khi biết tin được làm mẹ, tiết lộ từng tránh mặt 'nửa kia' vì lý do tuổi tác
- Tại lễ nhậm chức tổng thống của Donald Trump, người vui nhất không phải là ông mà là con trai tỷ phú Elon Musk
- Loài vật có thời gian giao phối lâu nhất lên tới 14 giờ liên tục, con đực sẽ chết ngay sau đó
- Bộ tộc bùn đỏ kỳ lạ nhất châu Phi: Coi khoả thân là đẹp, phụ nữ hầu như không bao giờ tắm, đàn ông khó sống đến 15 tuổi
- 70% bề mặt Trái Đất là đại dương mênh mông, vậy nguồn gốc khổng lồ của lượng nước này từ đâu mà có?
- Ngành nào dẫn đầu thưởng Tết Nguyên đán 2025 và mức thưởng bao nhiêu?
- Kể từ tháng 7/2025: 3 trường hợp này sẽ bị chấm dứt hưởng lương hưu hàng tháng, người dân cần biết
- Người Việt Nam duy nhất lọt top 10 'Siêu nhân thế giới': Nửa thế kỷ không ngủ, được săn đón bởi truyền thông quốc tế
- Những thị xã nào của Việt Nam dự kiến lên thành phố trong năm 2025?
- Cập nhật danh sách 10 huyện trên cả nước sẽ sáp nhập từ tháng 1/2025, là những huyện nào?
- Chiêu lừa đảo mới dịp Tết Nguyên Đán từ dịch vụ đổi tiền lẻ, rất nhiều người sập bẫy
- Cận Tết Nguyên Đán 2025: Dù dư dả đến đâu nhưng có 4 thứ tuyệt đối không nên cho bất cứ ai vay mượn
- Những đối tượng này được cấp thẻ BHYT miễn phí từ tháng 1/2025, không biết sẽ bị thiệt thòi