Nhiều người dân lao động muốn đổi đời đã nhờ đến các công ty xuất khẩu lao động và bị lừa một cách trắng trợn.
|
Hứa giúp họ lọt qua kỳ thi sát hạch ngoại ngữ bằng cách nộp tiền cho công ty. Đây là những “chiêu” lừa khiến hàng chục lao động tại các tỉnh nghèo sập bẫy...
Nợ chất chồng vì xuất ngoại
Anh T.V.H, ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh cho biết, cách đây chưa lâu, anh được một đại diện công ty ở Hà Nội đến nhà giới thiệu chương trình đi XKLĐ tại Singapore. Theo đó, anh H được giới thiệu sẽ làm việc cho nhà hàng, khách sạn ở nước này, tổng chi phí phải nộp là 4.300 USD. Thậm chí công ty này còn viết giấy cam kết với nội dung: “Nếu công ty không đưa được người lao động sang làm việc theo đúng hợp đồng đã ký kết khiến lao động phải về nước thì phía công ty sẽ hoàn trả lại toàn bộ số tiền đóng ban đầu”.
Tuy nhiên, nộp tiền xong anh H lại được đưa sang Malaysia thay vì sang Singapore như thoả thuận. Trong những ngày tại Malaysia, anh đã bị cảnh sát nước này bắt giữ vì giấy tờ bất hợp pháp. Anh H kể lại: “Hơn một tháng trôi dạt ở Malaysia, tôi và hàng chục lao động cùng đoàn đã bị bỏ rơi và phải cầu viện sự giúp đỡ của gia đình ở Việt Nam để có tiền sống qua ngày. Sau đó, chúng tôi bị cảnh sát Malaysia bắt giam, hơn một tháng sau bị trục xuất về nước. Tới nay, người trực tiếp thu tiền đã hoàn trả nhưng vẫn chưa đủ số tiền mà gia đình đã phải chạy vạy khắp nơi”.
“Đảm bảo cho lao động làm đúng việc trong nhà hàng khách sạn với mức lương trong 3 tháng đầu là 900 đôla Singapore/tháng. Thời gian làm việc 8 tiếng/ngày, sau 3 tháng sẽ được tăng lương…, làm việc hợp pháp trong 2 năm…”, là những cam kết hấp dẫn với người lao động ở các vùng quê nghèo như anh H. Lợi dụng sự nhẹ dạ, cả tin của người lao động ở các tỉnh xa, nhiều công ty, cá nhân dù không có chức năng tuyển chọn, môi giới người đi XKLĐ nhưng vẫn đứng ra nhận những khoản tiền đặt cọc và hứa sẽ giúp họ đi lao động tại Nhật Bản, Canada, Singapore, Hàn Quốc,… Với hy vọng đổi đời, giúp đỡ gia đình thoát nghèo, nhiều người đã tìm mọi cách chạy vạy vay mượn, thế chấp nhà cửa, tài sản để lo bằng được những khoản tiền lớn đưa cho những đối tượng lừa đảo. Đến khi phát hiện ra mình bị lừa thì họ đã rơi vào cảnh túng quẫn, nợ nần chồng chất.
Mất tiền mới được đi
Sau một thời gian Hàn Quốc tạm dừng tuyển lao động Việt Nam sang làm việc, mới đây, Bộ Lao động và việc làm Hàn Quốc mở cửa trở lại đối với lao động Việt Nam. Tuy nhiên, theo quy định của Hàn Quốc, người lao động Việt Nam phải thông qua kỳ kiểm tra tiếng Hàn khiến nhiều đối tượng đã lợi dụng việc này để lừa gạt người lao động nhằm chiếm đoạt tiền dưới hình thức giúp đỡ họ “lọt” qua kỳ thi.
Anh N.A.T, ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh cho biết, trước khi người nhà của anh tham dự kỳ thi tiếng Hàn đã phải đóng 3 triệu đồng để một đối tượng cò mồi lo lót việc thi cử nhưng người nhà của anh T vẫn... trượt. Anh T kể lại: “Trước đó, một đối tượng tự xưng là có quan hệ mật thiết với một số lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH và đã đưa được người trong thôn đi Hàn Quốc làm việc theo chương trình cấp phép mới, nhiều người cả tin đã vay mượn người thân, bạn bè, ngân hàng để gom bằng được số tiền lớn đưa cho họ mà không hề ký vào bất kỳ giấy tờ nào...”. Bên cạnh đó, các đối tượng này còn quảng cáo những người đi lao động ở Hàn Quốc không cần phải học tiếng, không cần thi lấy chứng chỉ do phía Hàn Quốc tổ chức. Người lao động chỉ cần nộp từ 4.000 - 7.000 USD, trong đó đặt cọc trước 2.000 USD, khi nào “bay” sẽ thanh toán nốt. “Để tạo lòng tin, những công ty này còn bố trí cho người lao động đi khám sức khoẻ tại một bệnh viện lớn ở Hà Nội, đặt vé máy bay cho từng người và dĩ nhiên chúng tôi đều tin tưởng đưa tiền cho họ...”, anh T tần ngần cho biết.
Theo thông tin từ Bộ LĐ-TB&XH, thực tế, kỳ kiểm tra tiếng Hàn do cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc thực hiện, không giao cho các doanh nghiệp của cả Việt Nam và Hàn Quốc vì có tiêu chí phi lợi nhuận. Quy trình thi rất nghiêm ngặt, toàn bộ bài thi dưới dạng trắc nghiệm đều được niêm phong đưa về Hàn Quốc, việc trúng tuyển do phía Hàn Quốc quyết định. Nhưng lợi dụng sự nhẹ dạ và thiếu thông tin của người lao động, đặc biệt là tâm lý sợ bị trượt vì đông người tham gia thi trong khi chỉ tiêu có hạn, những kẻ lừa đảo thường nói với người lao động “nếu không mất tiền thì không được đi”. Sau đó, họ thu của mỗi lao động từ 5.000 - 6.000 USD, ai trúng tuyển họ thản nhiên chiếm đoạt, còn không trúng sẽ trả lại. Với thủ đoạn trên, những đối tượng này đã lừa đảo tiền của nhiều người dân ở các tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, Ninh Bình và cả ở Hà Nội với số tiền lên tới hàng chục nghìn USD.
Không ít người lao động chờ mỏi mắt mà không được xuất ngoại đã kéo đến những công ty “ma” để đòi lại tiền, nhưng những đối tượng lừa đảo đã tìm cách cao chạy xa bay. Chỉ đến khi nghe tin những đối tượng tự xưng là giám đốc công ty XKLĐ bị cơ quan công an khởi tố, bắt giam về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người bị hại mới hốt hoảng đến cơ quan công an trình báo, tố cáo hành vi lừa đảo...
(Còn nữa)...
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%