Sáng nay 26/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi.
![]() |
Cặp đôi đồng giới Linh - Hằng trong đám cưới tổ chức công khai ngày 27/10 vừa qua ở cổng Công viên Thống Nhất (Hà Nội) |
Một vấn đề cũng được nhiều đại biểu Quốc hội bàn thảo là việc xóa bỏ quy định “cấm” kết hôn giữa những người đồng giới, thay bằng cụm từ “không thừa nhận” hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Việc này, theo nhiều đại biểu Quốc hội, sẽ giúp khắc phục được những bất cập trong thời gian qua khi chính quyền địa phương tiến hành xử phạt, lập biên bản đối với những đôi đồng giới tổ chức đám cưới.
Việc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng giới tính cũng không còn bị coi là hành vi vi phạm pháp luật nữa. Trong trường hợp họ không chung sống với nhau nữa thì cũng sẽ có quy định để giải quyết hậu quả cụ thể.
Đại biểu Hồ Thị Thủy (Vĩnh Phúc) cho rằng việc thừa nhận hôn nhân đồng giới không thể vội vàng và cần có lộ trình cụ thể. Trước mắt, dự thảo luật cần đảm bảo những quy định chặt chẽ nhằm giải quyết vấn đề phát sinh trong quá trình chung sống của các cặp đôi đồng tính liên quan tới việc nhận con nuôi, tài sản,…
Đại biểu Hồ Thị Thủy (Vĩnh Phúc): Cần có lộ trình thừa nhận hôn nhân đồng giới
Cho rằng vấn đề chung sống giữa những người cùng giới tính là vấn đề thực tế đang diễn ra, đại biểu Nguyễn Văn Tuyết (đoàn Bà Rịa - Vũng Tàu) cho rằng việc pháp luật thừa nhận vào thời điểm này là phù hợp. “Kinh nghiệm các nước cũng cho thấy họ đều có lộ trình để thừa nhận việc chung sống này” - ông Tuyết nói.
Về vấn đề mang thai hộ, đại biểu Lê Văn Hoàng (đoàn Đà Nẵng) cho rằng việc cho phép mang thai hộ mang tính chất nhân đạo nhưng sẽ có rất ít trường hợp tự nguyện mang thai hộ, trừ trường hợp đặc biệt như chị, em gái thân thích trong gia đình. Theo ông Hoàng, cho phép mang thai hộ sẽ nảy sinh nhiều vấn đề cần phải được xử lý như việc đứa trẻ ra đời không khỏe mạnh mà lại bị khuyết tật thì phải xử lý ra sao khi đa số các cam kết về mang thai hộ là bằng miệng? Trường hợp đẻ ra 2-3 con nhưng người nhờ mang thai hộ lại chỉ muốn nhận 1 đứa con thì giải quyết thế nào?
Đại biểu Hoàng đề nghị chưa được vào luật quy định này mà cần có thời gian xem xét, thu thập ý kiến của người dân để nghiên cứu kỹ lưỡng hơn.
Ủng hộ việc cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo, đại biểu Hồ Thị Thủy đề nghị Luật Hôn nhân và Gia đình phải quy định chặt chẽ, cụ thể để tránh những hậu quả phức tạp nảy sinh, khó giải quyết xung quanh việc chăm sóc, phụ giúp người mang thai hộ, cam kết của cặp vợ chồng nhờ mang thai hộ với đứa con khi sinh ra,
“Tôi đề nghị không nên giới hạn chỉ cho phép người thân thiết trong gia đình mới được mang thai hộ, bởi như vậy sẽ làm giới hạn chính sách nhân đạo. Tôi nghĩ rằng nên mở rộng đối tượng được phép mang thai hộ, vì đây là quan hệ dân sự. Miễn sao đối tượng đó đủ điều kiện và việc mang thai hộ không bị thương mại hóa” - bà Thủy nói.
Clip đang được xem nhiều nhất: Mẹ bị tố dàn dựng chụp ảnh con ngoài cổng trường: “Tôi sai nhưng mọi người cần hiểu vấn đề”


-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
15 quyền lợi chỉ có ở lao động nữ, số 1 nhiều người không biết mà hưởng
-
Sau sáp nhập tỉnh, người dân có cần đổi biển số xe, đăng ký xe không?
-
Quận đông dân bậc nhất Hà Nội sắp mở rộng đường huyết mạch, hiện tại đang tiến hành thu hồi đất




-
Xã nhỏ nhất Việt Nam nhưng mật độ dân số cao gấp 16 lần Hà Nội sắp sáp nhập để trở thành đô thị ven biển
-
Tin vui cho hàng triệu Giáo viên: Được xếp lương cao nhất trong thang bậc hành chính, đãi ngộ riêng biệt, thêm cơ chế bảo vệ danh dự
-
Dự kiến tên gọi và trung tâm chính trị - hành chính của 34 tỉnh, thành sau sáp nhập
-
Quy định mới nhất về khoảng cách bật xi nhan trước khi rẽ, người tham gia giao thông lưu ý kẻo dính phạt
-
Một tỉnh nghèo miền núi bất ngờ lọt top 5 tỉnh thành tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước, vượt mặt Hải Phòng, Quảng Ninh
-
2 tỉnh sở hữu ‘kho vàng’ lớn nhất miền Bắc: Trữ lượng nhiều vô kể, vẫn còn ‘ngủ yên’ dưới lòng đất
-
Rất nhiều người không biết: Muốn cấp đổi Căn cước, VNeID bắt buộc phải cập nhật định danh mức độ 2
-
'Qua sắp xếp, nhiều tỉnh miền núi sẽ có biển và tỉnh miền biển sẽ có núi'