Cc chuyên gia giáo dục, nhà sử học đã lên tiếng về việc cần thiết đưa nội dung về cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 đầy đủ hơn.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển. |
Trước ý kiến của nhiều chuyên gia giáo dục, nhà sử học về việc cần thiết phải đưa nội dung cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 vào SGK, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết “hiện Bộ vẫn đang xem xét”.
Trao đổi với PV, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, Phó Trưởng ban Đề án Đổi mới Chương trình, sách giáo khoa phổ thông sau năm 2015 Nguyễn Vinh Hiển cho biết: “Thông qua nhiều kênh khác nhau, Bộ đã được nghe ý kiến của các chuyên gia, nhà sử học về việc cần đưa nội dung cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 vào SGK dạy học trò.
Tuy nhiên, Bộ chưa tập hợp được ý kiến một cách đầy đủ và “vẫn đang xem xét hết sức nghiêm túc vấn đề này. Song đề án hiện còn rất nhiều công việc quan trọng cần phải tính tới”.
“Bộ đang tích cực làm công tác chuẩn bị. Nhưng phải ổn định mới triển khai. Sau 2015 không có nghĩa là 2015 hoặc 2016 sẽ làm luôn. Có thể sẽ không triển khai đồng loạt mà nơi nào đủ điều kiện sẽ làm trước. Nơi nào chưa đủ điều kiện làm sau” – lời Thứ trưởng.
Những ngày qua, các chuyên gia giáo dục, nhà sử học đã lên tiếng về việc cần thiết đưa nội dung về cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 đầy đủ hơn để học trò và thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về lịch sử dân tộc.
GS.TS, Nhà giáo ưu tú Đỗ Thanh Bình đến từ Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng cuộc chiến đến nay đã hơn 30 “đủ chín muồi để đưa vào SGK dạy cho học trò biết. Việc đưa vấn đề này vào sách là rất bình thường vì đó là sự thật lịch sử”.
Nhà sử học Dương Trung Quốc phân tích: “Lịch sử là cái khách quan, không thể quên được. Ngày nay, các bạn trẻ muốn quan tâm tới lịch sử dân tộc có nhiều công cụ phương tiện tiếp cận. Cái cần làm là cung cấp cho các bạn phương pháp khai thác, xử lí lịch sử như thế nào”.
Ông khẳng định: “Đây không phải là lúc bàn nên hay không nên đưa nội dung cuộc chiến vào SGK. Chắc chắn phải đưa vào. Đề cập với lưu lượng, định lượng và nội dung như thế nào phải bàn bạc kĩ, không thể che giấu sự thật”.
Ông Đỗ Ngọc Thống, phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), thường trực Ban biên soạn chương trình - sách giáo khoa sau năm 2015 cho rằng: “Những vấn đề đang nóng, có tính thời sự, được đông đảo người dân quan tâm và đó lại là vấn đề có thể giáo dục ý thức tự hào dân tộc, tình yêu quê hương đất nước cho thế hệ trẻ thì hoàn toàn có thể tính đến việc đưa vào SGK. Nhưng đưa như thế nào, liều lượng ra sao thì cần phải nghiên cứu, cân nhắc thận trọng”.
Clip đang được xem nhiều nhất: Thủ tướng đồng ý phương án thi tốt nghiệp THPT 2020
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?
- Hà Nội sắp có tuyến đường sắt trên cao đến sân bay Nội Bài
- Ông Trump phát biểu mừng chiến thắng