Cơ duyên nào mà “cô” Đích lại trở nên"kỳ tài" đến thế? Sự mê muội của người dân hay “cô” sinh ra là để làm việc “âm”?
|
“Văn phòng” đuổi ma của người đàn bà "kỳ tài"
Đúng là thời buổi tân tiến, làm việc gì cũng chuyên nghiệp hóa. Tất cả đều khép kín ở chỗ “cô” Đích bắt ma. Từ chỗ ăn, uống đến việc sắm đồ lễ đủ cả ở ngay tại tư gia của “cô”. Quả là người làm việc âm như “cô” rất chuyên nghiệp hóa. Điều này thấy rõ ở “văn phòng” đuổi ma của “cô” Đích ở vùng quê nghèo Cốc Lương, Tân Hưng, Sóc Sơn, Hà Nội.
Những hàng ghế đá xếp ngoài sân dành cho khách đến “giao dịch” theo cô là người ta “cung tiến”. Rồi cái mái tôn che nắng mưa ngoài sân cũng là quà tặng. Lạ thế, từ ngày “cô” làm việc âm nhiều người trọng vọng “cô” Đích đến thế. Giờ căn nhà 3 tầng hoành tráng nằm cận chân đê sông Cầu đã trở thành “văn phòng” của “cô” Đích và không ngớt người lui tới nhờ bắt... ma.
Người dân khắp nơi quây bên "cô" - người mặc áo chấm hoa quay lưng lại- chờ đợi bắt ma
Mục sở thị nhà “cô” mới thấy trên thế gian nhiều ma đến thế. Người đến nhà “cô” chủ yếu là nhờ bắt ma, phần ít còn lại nhờ xem xét phần âm động hay ổn. Sân nhà “cô” hôm nay vắng hơn mọi khi. “Cô” bảo: “Nay nắng nóng ít người đến chứ thường ngày số người đến nhờ bắt ma lên đến hơn 200 người”. Sợ thế! Đúng như những lời cô phán thì giờ đây đang ở độ “âm thịnh dương suy”. Thế nên kẻ điên người khùng vì ma làm nhiều như sỏi đá trên triền đê. Ra đường là gặp người điên. Không tin cứ đến nhà “cô” Đích thì biết. Mà phải lắm ma thế thì “cô” mới có nhiều đệ tử đến thế, mà đệ tử toàn là ma. “Cô” tự hào giờ cô đang sở hữu hơn 30 nghìn con ma, điều đó cũng gần tương đương số người đến bắt. Chỉ cần nhìn mặt khách, “cô” có thể phán nhà có bao nhiêu con ma phải bắt.
Người đàn bà bán quán đầu đê còn "biết tường tận", cách đây chưa lâu, “cô” bắt cho một gia đình ở Phổ Yên, Thái Nguyên 25 con ma. “Khiếp! Ma người ở lẫn lộn bao nhiêu năm mà giờ mới đi bắt. Thế thì nó quấy quả suốt ngày còn làm ăn gì được”- một người phụ nữ ngồi trong quán, vừa gọt dưa chuột vừ nói. Tôi hỏi tên chị. Người phụ nữ ngại nói tên, nhưng quê thì nói rõ là ở Lương Sơn, Hòa Bình. “Cả đám người ngồi quanh “cô” để nhìn xem con ma nào dễ bắt làm trước. “Cô” tóm tóc người nhà tôi phun rượu vào mặt và làm nhiều động tác sợ lắm, hình như lúc ấy “cô” giống người điên”- người phụ nữ thuật lại.
Mỗi khi "cô" phán xong thì khách sang gian bên cạnh mua lễ để tạ
Theo tìm hiểu những vị khách có mặt tại nhà “cô” tạ lễ vì trước đó đã nhờ bắt ma, được biết, hầu hết cách bắt ma của “cô” Đích đều dùng vũ lực và rượu cộng với la hét vào mặt người “có ma”. Mỗi lần kết thúc một bài, “cô” Đích lại hô người nhà mua đồ đưa cho... ma để nhử nó về nhà “cô”... ở. Vì thế đến giờ “cô” tự hào đã bắt được hơn 30 nghìn con ma. Trong số đó, có 1.274 người sau khi nhờ “cô” bắt ma đã “xin” làm con... nuôi. Nhiều thế! “Cô ơi nhiều ma thế cô nhốt ở đâu rồi? “Cô” gửi lên chùa”- “nữ hoàng bắt ma”- Nguyễn Thị Đích thủng thẳng.
Sức mạnh của con ma mê muội
Thật "kỳ tài" thay “cô” Đích bắt ma dễ hơn bắt... cá trong chậu. Chính vì thế mà người dân kéo đến kìn kìn, ngày ít cũng vài chục, ngày nhiều lên tới hàng trăm. Không chỉ có người dân vùng quê lạc hậu tìm đến “cô” Đích mà còn có cả tầng lớp lắm tiền nhiều của ở thành phố, thậm chí có cả người học thức thạc sĩ, tiến sỹ... cũng phải cầu cạnh “cô”.
Các "tín đồ" quỳ trước bàn để "cô" Đích đuổi ma
Chuyện về một vị khách là tiến sỹ hẳn hoi, đến nhà “cô” bắt ma và cắt tiền duyên cho người thân. Vị tiến sỹ này sau khi nghe “cô” phán đã gật gù rồi đưa người thân cho “cô” hành... nghề. Vẫn chiêu ấy, “cô” cười khanh khách rồi ngậm rượu, đạp, tát, giật tóc... cho người bị ma ám. Khốn nỗi, người này gia đình cũng cho rằng bị ma làm điên mới khổ tâm làm sao!. Trớ trêu thay, khi “cô” Đích vừa phun ngụm rượu trong miệng vào mặt thì bị người này phản ứng gay gắt. Cô gái bị phun nói thế nào cũng chẳng ai tin, không những thế, người nhà còn nghe lời “cô” đến mù quáng, giữ chặt cô gái nọ để tiếp tục bắt ma theo cách vẫn làm. Được biết, sự cả tin của gia đình đã xuất phát từ việc trước đó, vái tứ phương, đông tây y kết hợp thầy cúng nhưng người thân vẫn không khỏi bệnh, đến khi hoang tin lan về kỳ tài của “cô” Đích, thế là gia đình đã mang người thân đến nhờ vả “cô” Đích bắt ma.
Cổng nhà "cô" Đích luôn chật cứng xe máy của khách
Sở dĩ chuyện một gia đình tiến sỹ nọ nhiều người biết đến là vì người bị áp đặt bị ma ám đã bỏ chạy lên đê sông Cầu sau khi bị “cô” Đích phun rượu vào mặt. Chuyện phản ứng của người nọ khiến người nhà tin đến mù quáng, lại hoang tưởng rằng đó là ma làm người nhà mình bỏ chạy, thế nên đã đuổi theo bắt lại đưa vào “cô” Đích tiếp tục bắt cho kỳ hết ma. Đó là vào thời gian khoảng tháng 3 năm 2010. Đã 2 năm qua, giờ vẫn được người dân quanh đê sông Cầu gần nhà “cô” Đích kể vanh vách. Và từ đây, người tin, người ngờ đã đưa “cô” lên thành “người đàn bà có biệt tài” làm việc với cõi âm.
Còn nữa...
- Thời điểm không khí lạnh mạnh nhất của mùa đông năm nay diễn ra khi nào?
- Soi profile của Hoa hậu Thanh Thủy - Miss International 2024: Học thức đỉnh cao, tài sắc vẹn toàn
- Lương hưu cao nhất Việt Nam hiện nay là bao nhiêu?
- Trùm giang hồ 'Bình Kiểm' lên kế hoạch bắt cóc ca sĩ, người mẫu
- 5 cái tên bị luật cấm đặt khai sinh ở Việt Nam, đó là tên nào?
- Tại sao vàng giảm giá khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ?
- Tỉnh nào có tuổi thọ thấp nhất Việt Nam?
- Vụ rơi máy bay quân sự tại Bình Định: 2 phi công thoát nạn thế nào?