Theo thống kê ban đầu của xã Ia Dom, có hơn 60 ha hoa màu chuẩn bị thu hoạch của 56 hộ dân, 28 nhà chòi rẫy ngập và bị cuốn trôi...
Vụ vỡ đập thủy điện Ia Krel 2: Vỡ tại vị trí cũ |
Tờ mờ sáng ngày 1/8, người dân 3 làng: Ó, Bi, Mook Den, xã Ia Dom lại một phen hoảng hồn vì đập thủy điện Ia Krel 2 vỡ; vùng hạ du lại thêm một lần bị lũ càn quyét trong khi nhiều người dân đã đi làm cỏ mì còn trú tại chòi chưa về.
Đặc biệt, gần 60 cán bộ, công nhân cao su của Đội 20, Công ty 72 (Binh đoàn 15) bị cô lập do nước lũ suối Đôi dâng lên cao làm ngập cầu treo.
Theo lời của ông Nguyễn Hữu Đức, Giám sát kỹ thuật (Công ty Bảo Long - Gia Lai): “Tối hôm qua (31/7), mép nước vẫn còn cách đỉnh đập quây 3,5m. Trong đêm và rạng sáng nay thì nước về dâng lên quá nhanh đã tràn qua đê quây và làm vỡ đập. Chúng tôi đã điện thông báo cho huyện và xã biết”.
Theo thông tin mà chúng tôi thu thập được, do nước lũ lên quá nhanh, mặc dù phía Bảo Long - Gia Lai đã cho xe múc phá tràn để xả nước nhưng vẫn không thể cứu được thân đập. Con đập lại bị vỡ ngay vị trí đã bị vỡ từ năm trước và thêm một vị trí ống xả mới xây cách đấy chừng 200m cũng bị vỡ.
Tại làng Ó, xã Ia Dom, nơi mà năm trước cơn lũ quyét qua đã làm thiệt hại nhiều tài sản của người dân, quang cảnh hoang tàn. Vườn mì dọc suối có diện tích hàng chục héc ta của người dân đã bị lũ cuốn ngã xiêu vẹo. Gần đó, chiếc xe công nông bị cuốn trôi còn mắc kẹt lại trong bụi cây.
Chị Buyn làng Ó, xã Ia Dom vẫn chưa hết bàng hoàng. “Từ dạo bị vỡ đập năm ngoái, chúng tôi chẳng dám ngủ đêm lại đây, giờ tôi đang kiểm tra lại xem đồ đạc bị cuốn trôi còn lại gì không…”, chị Buyn cho biết.
Chủ đầu tư, tư vấn, giám sát, thi công phải chịu trách nhiệm. Theo thống kê ban đầu của xã Ia Dom, có hơn 60 ha hoa màu chuẩn bị thu hoạch của 56 hộ dân, 28 nhà chòi rẫy bị ngập và chòi rẫy bị cuốn trôi; xe công nông của người dân bị nước lũ vùi dập.
Ông Võ Thanh Hùng, Chủ tịch UBND huyện Đức Cơ cho biết hiện đang chỉ đạo cho xã Ia Dom thống kê thiệt hại, kiểm tra xem có hộ nào bị thiếu đói không, nếu có huyện sẽ hỗ trợ ban đầu cho dân.
Cũng theo ông Hùng, về phía địa phương, ông được biết đập thủy điện Ia Krel 2 đã được cho phép thi công trở lại nhưng thẩm quyền trả lời thuộc về UBND tỉnh Gia Lai, đơn vị được giao quản lý là Sở Xây dựng và Sở Công thương.
Chiều 1/8, trao đổi qua điện thoại với Giám đốc Sở Công thương tỉnh Gia Lai, ông Huỳnh Ngọc Tục cho biết ông đang ở hiện trường. “Công trình thủy điện Ia Krel 2 đã được cấp phép thi công trở lại. UBND tỉnh Gia Lai đã đồng ý chủ trương và Sở Xây dựng cấp phép. Về phía Sở Công thương, chúng tôi đã làm đầy đủ các thủ tục. Để xảy ra sự cố vỡ đập Ia Krel 2 lần này, chủ đầu tư (Bảo Long - Gia Lai) và đơn vị tư vấn, giám sát, thi công phải chịu trách nhiệm”.
Clip đang được xem nhiều nhất: Nhóm thanh niên ngăn cô gái nhảy cầu
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%