Em Đỗ Đình Hiếu – học sinh lớp 1C trường TH Đa Tốn (Gia Lâm, Hà Nội) vừa trải qua ca phẫu thuật não.
Em Đỗ Đình Hiếu nằm trên giường bệnh sau cuộc phẫu thuật não |
Hiếu là một trong 3 học sinh và cô giáo bị nạn trong vụ sập trần lớp học xảy ra ngày 1/10 vừa qua.
Vào 15h chiều ngày 1/10, tại Trường tiểu học Đa Tốn (Gia Lâm, Hà Nội) cô giáo chủ nhiệm Nguyễn Thị Hướng và 3 em học sinh đang lên bảng viết bài lúc đó đã bị một mảng trần nhà rơi xuống đầu. Hậu quả là cả 4 cô trò đều bị thương và được đưa đến bệnh viện cấp cứu ngay sau đó. Cô Nguyễn Thị Hướng bị mảng vữa trần nhà rơi trực diện, thương tích rất nặng, phải khâu 8 mũi ở đầu và chảy nhiều máu.
Ba học sinh còn lại gồm Đỗ Đình Hiếu, Nguyễn Mạnh Tuấn, Vũ Lí Ẻn, đều là học sinh lớp 1C, trường tiểu học Đa Tốn. Sau khi xảy ra sự việc, các em đã được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Sông Hồng, sau đó được chuyển sang bệnh viện Việt Đức chụp phim và kiểm tra thương tích. Hiện hai em Nguyễn Mạnh Tuấn và Vũ Lĩ Én sức khỏe đã hồi phục và được gia đình đưa về điều trị tại nhà.
Trong số 3 học sinh bị nạn, em Đỗ Đình Hiếu là nạn nhân bị nặng nhất. Ngay trong buổi chiều 1/10, em Hiếu đã được khẩn trương chuyển tới bệnh viện Việt Đức trong tình trạng nguy kịch. Các bác sĩ đã khám và chẩn đoán em Hiếu bị lõm xương sọ đầu, phát hiện có tụ máu não và cần phải phẫu thuật ngay.
Bệnh viện đã trao đổi và thống nhất với gia đình, em Đỗ Đình Hiếu được chuyển sang bệnh viện Bưu Điện để tiến hành phẫu thuật ngay. Các bác sĩ cũng cho biết, với thương tích của Hiếu, nếu để sau hai ngày sẽ nguy hiểm tới tính mạng. Vào 23h (1/10) ca phấu thuật được tiến hành tại bệnh viện bưu điện trong sự lo lắng của gia đình.
Chúng tôi đã có cuộc gặp em Hiếu cùng gia đình tại bệnh viện Bưu Điện chiều nay (3/10). Gia đình cho biết, ca phẫu thuật của em đã thành công và đã qua cơn nguy kịch. Bác sĩ đang theo dõi quá trình hồi phục của em.
So với các bạn cùng trang lứa, Hiếu nhỏ và gầy hơn nhiều. Sau 3 ngày điều trị tại bệnh viện, em lại càng yếu và gầy hơn trước. Cậu bé 6 tuổi này tuy bé nhỏ nhưng rất mạnh mẽ, em tuy đau đớn nhưng rất ngoan, không khóc và kêu đau. Khi nào đau quá, em mới nói với mẹ.
Chị Nguyễn Thị Đào – mẹ em Hiếu cho biết: “Cháu đã qua cơn nguy kịch sau ca phẫu thuật nhưng sức khỏe vẫn còn rất yếu. Cháu nói với mẹ là đau nhức ở đỉnh đầu, tay trái, tuy nó không kêu đau nhưng ai cũng biết là nó đang đau lắm. Thằng bé mê sảng lúc ngủ nữa. Nhìn con mà thương con chảy nước mắt”.
Chị Đào cũng cho biết thêm, vấn đề đáng ngại hiện tại là cánh tay trái của cháu. Do cháu vừa phẫu thuật não xong nên các bác sĩ chưa tiến hành khám cánh tay trái của em được. Nhưng gia đình cho biết, rất có thể cháu bị gãy xương cánh tay. Hiện, cánh tay của em Hiếu vẫn chưa cử động được và thường xuyên đau nhức.
Khi chúng tôi gặp Hiếu trong bệnh viện, thi thoảng em lại đòi về nhà, về với em gái. Chị Đào lại phải dỗ con trong nước mắt. Em thường xuyên kêu đau ở đỉnh đầu và cánh tay trái.
Gặp chị Đào trong bệnh viện, mặt chị hốc hác hẳn đi vì 2 đêm liền thức trắng trông con. Thương con không may bị nạn, vừa phải phẫu thuật xong, nhìn Hiếu mà nước mắt chị rưng rưng: “Cháu nó hiền lành lắm, đi học còn nhút nhát hơn bạn bè, hôm nghe tin cháu bị nạn mà người tôi như lịm đi. Mới 6 tuổi, thằng bé đã bị chấn thương ở đầu nặng thế này, liệu sau này có ảnh hưởng đến trí tuệ của cháu không? Phải dưỡng bệnh một thời gian biết khi nào Hiếu mới theo kịp bạn bè?”.
Mẹ và bà ngoại bên cạnh Hiếu
Chị Nguyễn Thị Đào không khỏi lo lắng về khoản viện phí sắp tới. Rồi không biết lấy đâu ra tiền để thanh toán các khoản. Được biết, gia đình Hiếu thuộc diện nghèo,có hoàn cảnh khó khăn. Sau Hiếu còn một em gái 3 tuổi. Chị Đào và chồng quanh năm bám vào mấy sào ruộng, hết ngày mùa thì tranh thủ làm thuê ở Bát Tràng để kiếm thêm đồng ra đồng vào. Chị cho biết thu nhập mỗi ngày làm thuê ở Bát Tràng chỉ được trả công mấy chục ngàn. Bây giờ con năm viện, thương con nghẹn ngào, chị tâm sự bây giờ ra ngoài là chị có thể làm bất cứ công việc nặng nhọc gì để có thêm tiền chi trả viện phí cho con, nhưng cứ định rời gường bệnh là ánh mắt Hiếu cứ nhìn vào mẹ, khiến chị không rời con được.
Anh Đỗ Đình Ngọc, bố của em Hiếu ngoài công việc đồng áng ra còn làm công nhân cho một công ty xây dựng tư nhân ở địa phương theo ca. Anh cho biết cuộc sống gia đình gặp nhiều vất vả, nhưng cũng cố gắng cho các Hiếu ăn học, không may tai họa lại ập đến như vậy. Buổi ngày chị Đào cùng bà ngoại ở lại chăm con, anh Ngọc phải tranh thủ về nhà đi làm, tối lại sang viện thay ca cho vợ.
Phía gia đình cũng cho biết, Hiếu còn điều trị tại bệnh viện khá lâu. Khi sức khỏe của Hiếu đã ổn định, bệnh viện sẽ tiến hành khám cánh tay trái của em và tìm hướng điều trị. Hi vọng em sớm bình phục sức khỏe và đi học trở lại.
- Thứ gì được cất giữ ở một nơi trong Tử Cấm Thành mà cần có cảnh sát vũ trang canh gác 24/24 giờ?
- Nếu chồng bạn có những đặc điểm này thì có nghĩa là bạn đã chọn và cưới đúng người, rất chính xác!
- Massage cổ có gây nhồi máu não không? Lời khuyên của chuyên gia: 7 kiểu người này không phù hợp để massage
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?
- Tin vui thưởng Tết Nguyên Đán 2025: Sẽ cao hơn năm 2024 từ 6 - 8%