Gần 23h đêm 10/4, 40 lao động Việt Nam bị tạm giữ ở Malaysia đã về tới sân bay Nội Bài, Hà Nội. Phía sau họ, quá khứ kinh hoàng vẫn chưa xa...
|
Đây là nhóm lao động của Công ty cổ phần Việt Hà (Hà Tĩnh) bị giữ ở Malaysia do hết hạn visa và được hồi hương theo nguyện vọng. Các lao động an toàn, khỏe mạnh và tâm lý ổn định.
Ngay tại sân bay, 40 lao động đã được hỗ trợ 3 triệu đồng/người (từ Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước là 2 triệu đồng, từ Công ty Việt Hà là 1 triệu đồng).
Công ty Việt Hà cũng thuê xe đưa lao động về nhà, sau đó sẽ tiến hành thanh lý hợp đồng theo quy định. Số còn lại có nguyện vọng ở lại làm việc đang chờ thủ tục gia hạn giấy tờ từ phía các cơ quan chức năng Malaysia.
Trước đó, khoảng 7 giờ tối 10/4, trước khi các lao động lên máy bay, phía chủ sử dụng lao động cũng đã thanh toán từ 14-21 triệu đồng tiền lương cho mỗi lao động và trả tiền vé máy bay cho lao động về nước.
Ngay trong chiều 11/4, phóng viên đã đến một số gia đình ở Hà Tĩnh có lao động vừa trở về. Nhà anh Nguyễn Trọng Sơn ở thôn Trung Thành, xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên nhộn nhịp vì rất đông người thân, bạn bè hàng xóm đến chia vui cho vợ anh Sơn thoát nạn trở về đoàn tụ với gia đình.
Chị Phạm Thị Tình (39 tuổi) cho biết: Sáng nay đặt chân tới quê mà hai hàng nước mắt chảy ròng ròng vì quá vui mừng. Chị Tình kể, thông qua Công ty Việt Hà (đóng ở TP. Hà Tĩnh), chị làm hồ sơ đi xuất khẩu lao động sang Malaysia với chi phí toàn bộ hết 21 triệu đồng.
Ngày 31/7/2010, chị Tình lên máy bay sang Malaysia làm việc cho Công ty ASMANA phục vụ vệ sinh quét dọn trong bệnh viện, mỗi ngày làm 12 tiếng với mức lương 5 triệu đồng/tháng. Công việc đang suôn sẽ thì từ ngày 20/2/2012, các lao động không hiểu sao họ bị Công ty ASMANA cho nghỉ việc, suốt ngày chỉ ở trong nhà trọ không được đi làm.
Sau đó cảnh sát Malaysia phát hiện họ và đưa về một nhà tạm giữ, được đối xử tốt cho ăn uống đầy đủ trong thời gian 11 ngày. Sau đó, cảnh sát tiếp tục đưa 52 lao động (49 nữ và 3 nam) đến một nhà tạm giữ khác.
Tại đây, trong thời gian 10 ngày, các lao động phải sống trong nhà chật chội, ăn, nằm một chỗ... Rất may sau đó Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia và cán bộ của Công ty Việt Hà đến giải quyết vụ việc, các lao động được đưa về đại sứ quán ở một ngày chờ làm thủ tục để về nước.
Còn đối với chị Phạm Thị Quyên (cũng ở thôn Trung Thành, xã Cẩm Duệ) - một trong số lao động bị tạm giữ ở Malaysia vừa về nhà cho biết: Trong 40 lao động trở về lần này, Hà Tĩnh có trên 20 lao động, trong đó xã Cẩm Duệ có 4 người. Đa số các lao động đều có hoàn cảnh khó khăn, nợ nần nên mới đi làm thuê để kiếm tiền trả nợ.
“Theo hợp đồng còn 16 tháng làm việc, chúng tôi rất muốn Công ty Việt Hà có phương án hỗ trợ để chúng tôi không phải gánh quá nhiều nợ nần” - chị Quyên nghẹn ngào.
- Chữ cái duy nhất không xuất hiện trong tên của bất kỳ tỉnh, thành nào tại Việt Nam, là chữ gì?
- Con phố nào giàu nhất Hà Nội, người gốc Thủ đô chưa chắc đã biết chính xác?
- Từ 1/7/2025, đối tượng nào được hưởng lợi khi trợ cấp khi nghỉ hưu tăng gấp 4 lần mức cũ
- Những lần thủy quái xuất hiện ở Việt Nam: Người Pháp từng bắt gặp, có loài đến nay vẫn còn tồn tại?
- Từ 1/1/2025: Những đối tượng này sẽ được cấp thẻ BHYT miễn phí
- Từ 1/7/2025: Thay đổi cách tính lương hưu theo Luật BHXH mới, hàng triệu người hưởng lợi
- Quận đông dân nhất Việt Nam: Dân số bằng 2 tỉnh cộng lại, là một trong hai quận lớn nhất TP. HCM
- Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất của học sinh cả nước
- Thưởng Tết 2025, mức thưởng cao nhất là trên 500 triệu đồng/người. Là ai?
- Tại sao Sơn Tùng lại nổi tiếng?
- Trước Tết dương lịch 2025, đây là 6 thủ tục hành chính cần hoàn thành
- Đây là tên gọi đầu tiên của Hà Nội, người Hà Nội lâu năm chưa chắc đã biết, nó có ý nghĩa gì?